Chuyện lạ có thật: Thu chục tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng ớt...lấy hạt

Sự kiện: Kinh Doanh

Ông Huỳnh Đoàn Thông (ngụ xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP.HCM) nổi tiếng là người sản xuất giống ớt, rau củ quả… sánh ngang các doanh nghiệp tên tuổi trong vùng. Nhờ kỹ thuật trồng ớt lấy hạt làm giống, cơ sở hạt giống Chánh Phong của ông Thông mỗi năm cho doanh thu 10 tỷ đồng từ việc sản xuất kinh doanh hạt giống, lợi nhuận xấp xỉ 3 tỷ đồng.

Ngoài trồng ớt, ông Thông còn làm các loại giống rau như cải, bầu, bí, đậu các loại. Đặc biệt, mới đây, ông đã nghiên cứu và lai tạo, thử nghiệm thành công giống dưa lưới, được đông đảo bà con nông dân ưa chuộng.

Chuyện lạ có thật: Thu chục tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng ớt...lấy hạt - 1

Giống ớt Chánh Phong cho trái thẳng, cay, thơm...

Ông Thông cho biết, Chánh Phong đang sử dụng phương pháp bất dục đực tế bào chất để sản xuất hạt giống. Cùng với đó là hệ thống bón phân, tưới nước nhỏ giọt cũng hoàn toàn tự động và cơ giới hóa 100%. Hệ thống cung cấp dinh dưỡng cho các vườn nghiên cứu, sản xuất của công ty cũng đã được lập trình với độ chính xác tuyệt đối đến từng loại cây trồng khác nhau.

Do vậy, trong quá trình vận hành, hệ thống chỉ cung cấp vừa đủ nhu cầu cây trồng chứ không bị dư thừa, giảm được 70% lượng phân, thuốc, nước mà vẫn cho sản phẩm mẫu mã đẹp, đồng thời giảm được khoảng 50% chi phí nhân công lai tạo.

Chuyện lạ có thật: Thu chục tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng ớt...lấy hạt - 2

Trước khi mang ra vườn trồng, hạt giống được ươm ở vườn ươm, trong những khay giá thể được chuẩn bị sẵn.

Chuyện lạ có thật: Thu chục tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng ớt...lấy hạt - 3

Ông Thông kiểm tra chất lượng cây con tại vườn ươm

Nghe thì đơn giản nhưng quá trình ngiên cứu, lai tạo và thử nghiệm để có hạt giống ra thị trường của ông Thông phải tính bằng những năm tháng dài. Như giống ớt hiểm, ông bắt tay vào nghiên cứu năm 2004 nhưng đến năm 2010 mới có sản phẩm ra thị trường, hay như giống dưa lưới gần đây, Chánh Phong mất gần 4 năm nghiên cứu và trồng thử nghiệm để có hạt giống với các đặc tính tốt nhất, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam.

Ông Thông chia sẻ, hạt giống tốt thì tỉ lệ nảy mầm phải trên 95%, như vậy sẽ giảm được chi phí mua hạt giống của nông dân, ngoài ra, tỉ lệ nảy mầm cao thì sự đồng đều của cây trồng trên đồng cũng tốt hơn, thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hóa.

Chuyện lạ có thật: Thu chục tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng ớt...lấy hạt - 4

Tỉ lệ nảy mầm cao giúp cây con đồng đều, thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa cũng như giảm chi phí giá thành

Chuyện lạ có thật: Thu chục tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng ớt...lấy hạt - 5

Cơ sở Chánh Phong của ông Thông sử dụng phương pháp bất dục đực tế bào chất, do đó, từng hoa cái của cây phải được thụ phấn riêng biệt, đảm bảo tỉ lệ đậu trái theo ý đồ của người trồng. 

Chuyện lạ có thật: Thu chục tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng ớt...lấy hạt - 6

Mỗi luống cây có lịch theo dõi và chăm sóc riêng biệt

Chuyện lạ có thật: Thu chục tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng ớt...lấy hạt - 7

Ngoài ớt, ông Thông còn làm các loại giống khác như bầu, bí, dưa lưới...

“Khi nông dân đến mua hạt giống là bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu thứ cần chi tiêu cho gia đình từ tiền ăn uống, học phí cho con, giỗ quảy cưới hỏi… đều trông chờ vào mảnh ruộng, chưa kể tiền vốn đầu tư có khi nông dân phải vay ngân hàng. Hạt giống không tốt thì không thể làm lại từ đầu được, vì nông dân thất thu, cả mùa vụ đó sẽ không có nguồn thu nào khác để bù vào các nhu cầu của gia đình”, ông Thông nhìn nhận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thuận Hải (Dân Việt)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN