Chưa có doanh nghiệp nào… đăng ký giảm giá sữa

Dù giá nguyên liệu giảm đã hơn 1 tháng nhưng các doanh nghiệp kinh doanh sữa vẫn giữ nguyên giá, hưởng siêu lợi nhuận trong khi người dân chịu thiệt.

Giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm mạnh trong khi giá sữa trong nước không giảm, các doanh nghiệp hưởng siêu lợi nhuận trong khi người dân chịu thiệt cũng là câu hỏi được nhiều quan tâm trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 3/11.

Trước vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, giá là do Bộ Tài chính sẽ quy định, tìm hiểu, giám sát giá của các doanh nghiệp, Bộ Công Thương chỉ có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng quản lý thị trường trên toàn quốc giám sát các doanh nghiệp có bán sữa theo giá đã được Bộ Tài chính phê duyệt hay chưa. Nhiều doanh nghiệp không niêm yết giá hoặc niêm yết giá nhưng không bán với giá đã niêm yết.

Chưa có doanh nghiệp nào… đăng ký giảm giá sữa - 1

Buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương ngày 3/11

Trước đó, ngày 9/10, ông Nguyễn Văn Truyền, Phó cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) xác nhận giá nguyên liệu sữa nhập đã giảm trên dưới… 18%. Ông Truyền cho biết, nhà nước chỉ thực hiện việc bình ổn giá đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Loại này thuộc dạng sữa công thức, có rất nhiều thành phần. Sữa nguyên liệu chỉ là 1 thành phần trong đó nên tác động tới giá thành chung không nhiều. Doanh nghiệp có thẩm quyền tự quyết định giá, khi có điều chỉnh tăng hoặc giảm doanh nghiệp chỉ cần gửi kê khai, đăng ký. Cho tới nay, chưa có doanh nghiệp nào… đăng ký giảm giá sữa.

Ông Truyền cho biết, Bộ Tài chính không có thẩm quyền quyết định giá cho doanh nghiệp mà chỉ kiểm tra gián tiếp, khi cần thiết mới can thiệp biện pháp hành chính.

Phát biểu tại buổi bọp báo Bộ Công Thương chiều 3/11, ông Nguyễn Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công Nghệ, Bộ Công Thương nói “Dầu ăn bẩn mới được phát hiện ở Cty Đại Hạnh Phúc ở Hóc Môn (TP HCM) không được bán ở thị trường trong nước”.

Trước đó, Phòng Kinh tế Đài Loan gửi công văn tới các cơ quan chức năng Việt Nam về việc 1 doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dầu trong vụ dầu bẩn gây chấn động nước này hồi tháng 9/2014. Bộ Công thương kết luận doanh nghiệp trên là Công ty Đại Hạnh Phúc. Công ty này không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm, và gây tổn hại tới uy tín của hàng Việt Nam qua vụ việc trên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Tân ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN