Chủ ghe mía như ‘ngồi trên đống lửa’ chờ nhà máy đường nhập hàng

Nhiều ghe chở mía đến tập kết ở khu vực cầu cảng Nhà máy đường Phụng Hiệp (Hậu Giang) hơn chục ngày nay nhưng nhà máy này chưa tiếp nhận mía. Các chủ ghe mía lâm cảnh “tiến thoái lưỡng nan”…

Sáng 28/11, tại khu vực neo đậu của các ghe mía ở cầu cảng Nhà máy đường Phụng Hiệp, xuất hiện nhiều băng rôn yêu cầu nhà máy này tiếp nhận mía vì họ đã đợi ở đây nhiều ngày.

Nhiều ghe mía nằm chờ nhiều ngày nay.

Nhiều ghe mía nằm chờ nhiều ngày nay.

Khi PV có mặt tại hiện trường thì các băng rôn đã không còn, tuy nhiên, nhiều chủ ghe mía đã bày tỏ bức xúc khi phải “ăn dầm nằm dề” ở đây cả 10 ngày, thậm chí hơn 20 ngày nay.

Khi PV có mặt tại hiện trường thì các băng rôn đã không còn, tuy nhiên, nhiều chủ ghe mía đã bày tỏ bức xúc khi phải “ăn dầm nằm dề” ở đây cả 10 ngày, thậm chí hơn 20 ngày nay.

Mía đã có dấu hiệu khô vì phơi nắng nhiều ngày.

Mía đã có dấu hiệu khô vì phơi nắng nhiều ngày.

Ông Dương Văn Lộc cho biết, nhà máy thông báo ngày 10/11 nhận mía, ngày 15 chạy ép mía, riêng ghe mía gần 50 tấn của ông đã có mặt ở đây từ ngày 17/11, có những ghe khác tới sớm hơn, hơn 20 ngày nay.

Ông Dương Văn Lộc cho biết, nhà máy thông báo ngày 10/11 nhận mía, ngày 15 chạy ép mía, riêng ghe mía gần 50 tấn của ông đã có mặt ở đây từ ngày 17/11, có những ghe khác tới sớm hơn, hơn 20 ngày nay.

Ông Dương Văn Lộc nhìn sang phía nhà máy đường.

Ông Dương Văn Lộc nhìn sang phía nhà máy đường.

Tương tự, anh Trần Văn Trung neo đậu ở đây đã 9 ngày, gạo cơm đem theo cũng đã hết. "Giờ cũng ráng đợi chứ biết sao giờ, biết trước thì ở nhà đi làm thuê việc khác cho rồi” – anh Trung nói.

Nhà máy đường chưa thể vận hành ép mía do thiếu nguyên liệu.

Nhà máy đường chưa thể vận hành ép mía do thiếu nguyên liệu.

Làm việc với báo chí, ông Trần Vĩnh Chung - Tổng Giám đốc Công ty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) - cho biết, ban đầu công ty thông báo tiếp nhận mía ngày 10/11, chạy ép mía ngày 14/11. Tuy nhiên, hai ngày đầu không có mía, từ ngày 12 đến 14/11 thì có khoảng 400-500 tấn nhưng nhà máy chưa thể ép vận hành ép vì công suất thiết kế là 3.000 tấn/ngày. Từ khi bắt đầu ép đến khi cho ra sản phẩm đường phải mất 2 ngày và cần 6.000 tấn mía. Do vậy, công ty tạm hoãn thời gian sản xuất.

Đến ngày 21/11, CASUCO tiếp tục ra thông báo điều chỉnh giá mua mía. Theo đó, công ty thu mua mía theo 2 phương thức. Đối với thu mua mía theo chữ đường, giá mía là 1.380 đồng/kg mía 10 chữ đường (CCS), tăng 80 đồng/kg so với giá ban đầu. Đối với mía mua xô, giá thu mua là 1.350 đồng/kg. Việc điều chỉnh tăng 80 đồng/kg cũng là cách hỗ trợ người dân và để huy động được nhiều mía nguyên liệu cho nhà máy.

Đến ngày 21/11, CASUCO tiếp tục ra thông báo điều chỉnh giá mua mía. Theo đó, công ty thu mua mía theo 2 phương thức. Đối với thu mua mía theo chữ đường, giá mía là 1.380 đồng/kg mía 10 chữ đường (CCS), tăng 80 đồng/kg so với giá ban đầu. Đối với mía mua xô, giá thu mua là 1.350 đồng/kg. Việc điều chỉnh tăng 80 đồng/kg cũng là cách hỗ trợ người dân và để huy động được nhiều mía nguyên liệu cho nhà máy.

Một ghe mía cập bến trưa 28/11.

Một ghe mía cập bến trưa 28/11.

Theo lãnh đạo CASUCO, sáng 28/11 có những người đi ghe mang những băng rôn tới đưa cho các chủ ghe mía căng lên, lực lượng công an đang tìm hiểu những ghe "lạ" này.

Theo lãnh đạo CASUCO, sáng 28/11 có những người đi ghe mang những băng rôn tới đưa cho các chủ ghe mía căng lên, lực lượng công an đang tìm hiểu những ghe "lạ" này.

Lãnh đạo CASUCO cũng cho biết, số lượng mía hiện tại về tập kết đạt khoảng hơn 4.200 tấn và công ty đã có thông báo mới về việc vào vụ sản xuất 2022-2023. Theo đó, kể từ 2 giờ ngày 29/11, nhà máy tiến hành nâng áp các lò hơi và dự kiến vận hành ép mía vào khoảng từ 7h-9h cùng ngày.

Tuy nhiên, năm nay nhà máy sẽ không đạt kế hoạch sản xuất, vì kế hoạch ép 80.000 tấn mía nhưng theo tình hình mía hiện tại thì tối đa chỉ đạt khoảng 50.000 tấn.

Nhà máy đường Phụng Hiệp.

Nhà máy đường Phụng Hiệp.

Cũng theo lãnh đạo CASUCO, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt mía nguyên liệu năm nay là có hiện tượng nông dân “bẻ kèo”, bán mía ra ngoài. Ngoài ra, một lý do khác là do phía điện lực nhiều lần thông báo mất điện nên công ty không chủ động được trong vấn đề sản xuất...

Nguồn: [Link nguồn]

Độc đáo nghề ‘đi giật lùi’ kiếm nửa triệu mỗi ngày ở cửa biển

Tờ mờ sáng, khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ thì hàng trăm người dân vùng bãi ngang ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) lại chuẩn bị đồ nghề mang ra biển để kéo cá, bắt ngao....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cảnh Kỳ ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN