Chong đèn vớt “lộc trời” mỗi đêm bỏ túi gần chục triệu đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong 3 tháng gần cuối năm, người dân lại hì hục ra đồng, vây lưới để săn “lộc trời”. Theo người dân, mỗi đêm có thể thu về gần chục triệu đồng.

Hàng năm, từ  tháng 9 đến tháng 11 Âm lịch, người dân xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An bắt đầu chong đèn đi vớt “lộc trời”. Từ sáng sớm, bà con xóm 1, xã Châu Nhân đã đổ ra đồng để đắp lại “trẹm” (nơi dẫn nước từ ruộng ra mương tưới tiêu). Họ chỉ cho một lượng nước vừa phải vào ruộng, sửa lại những tấm lưới buộc vào cọc tre đã giăng và cắm sẵn trước đó để vớt rươi.

Hàng năm, từ  tháng 9 đến tháng 11 Âm lịch, người dân xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An bắt đầu chong đèn đi vớt “lộc trời”. Từ sáng sớm, bà con xóm 1, xã Châu Nhân đã đổ ra đồng để đắp lại “trẹm” (nơi dẫn nước từ ruộng ra mương tưới tiêu). Họ chỉ cho một lượng nước vừa phải vào ruộng, sửa lại những tấm lưới buộc vào cọc tre đã giăng và cắm sẵn trước đó để vớt rươi.

Theo người dân, rươi xuất hiện nhiều vào các buổi chiều tối từ 18-20h hàng ngày vào ngày rằm và mùng 1 (AL) và một số ngày trong tháng. Khi nước thủy triều sông Lam dâng lên chảy vào ruộng là rươi từ dưới bùn sẽ dần ngoi lên. Nước bắt đầu rút ra cũng là lúc rươi theo nước ra ngoài. Người dân đắp “trẹm” lại, vây lưới cao chừng 1 mét ở cửa ruộng và chỉ cần lấy vợt vớt rươi cho vào xô. Rươi ở ruộng nhà nào, nhà đó vớt và thương lái sẽ đến mua rươi ngay tại ruộng.

Theo người dân, rươi xuất hiện nhiều vào các buổi chiều tối từ 18-20h hàng ngày vào ngày rằm và mùng 1 (AL) và một số ngày trong tháng. Khi nước thủy triều sông Lam dâng lên chảy vào ruộng là rươi từ dưới bùn sẽ dần ngoi lên. Nước bắt đầu rút ra cũng là lúc rươi theo nước ra ngoài. Người dân đắp “trẹm” lại, vây lưới cao chừng 1 mét ở cửa ruộng và chỉ cần lấy vợt vớt rươi cho vào xô. Rươi ở ruộng nhà nào, nhà đó vớt và thương lái sẽ đến mua rươi ngay tại ruộng.

Có những ngày, chỉ trong chừng 1 giờ đồng hồ, gia đình ông Phượng  vớt được 20kg rươi. Theo giá mua tại ruộng 400 nghìn/kg, gia đình ông Phương bỏ túi gần 8 triệu đồng.

Có những ngày, chỉ trong chừng 1 giờ đồng hồ, gia đình ông Phượng  vớt được 20kg rươi. Theo giá mua tại ruộng 400 nghìn/kg, gia đình ông Phương bỏ túi gần 8 triệu đồng.

Nhìn công việc tưởng chừng đơn giản nhưng khá vất vả bởi người vớt phải cúi khom lưng trong thời gian dài., Tuy nhiên số ngày may mắn như thế này không nhiều, người dân không dám bỏ ruộng, mà đứng vớt cho đến khi hết rươi mới ra về.

Nhìn công việc tưởng chừng đơn giản nhưng khá vất vả bởi người vớt phải cúi khom lưng trong thời gian dài., Tuy nhiên số ngày may mắn như thế này không nhiều, người dân không dám bỏ ruộng, mà đứng vớt cho đến khi hết rươi mới ra về.

Trước đây rươi chủ yếu được người dân bắt để ăn, làm mắm để dành. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, rươi trở thành đặc sản. Việc đi vớt rươi mang lại thu nhập cao nên người dân phải thu nhập cho bằng hết.  

Trước đây rươi chủ yếu được người dân bắt để ăn, làm mắm để dành. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, rươi trở thành đặc sản. Việc đi vớt rươi mang lại thu nhập cao nên người dân phải thu nhập cho bằng hết.  

Các bà, các chị lội xuống bùn, sục rổ xuống của “trẹm” hốt lên, đổ vào xô. Những cánh tay vớt rươi thoăn thoắt, nhịp nhàng như xua tan cái lạnh của mùa đông. 

Các bà, các chị lội xuống bùn, sục rổ xuống của “trẹm” hốt lên, đổ vào xô. Những cánh tay vớt rươi thoăn thoắt, nhịp nhàng như xua tan cái lạnh của mùa đông. 

Nhìn công việc tưởng chừng đơn giản nhưng khá vất vả bởi người vớt phải cúi khom lưng trong thời gian dài. Vì số ngày thu hoạch không nhiều nên người dân vẫn cố gắng tận dụng kiếm thêm thu nhập. 

Nhìn công việc tưởng chừng đơn giản nhưng khá vất vả bởi người vớt phải cúi khom lưng trong thời gian dài. Vì số ngày thu hoạch không nhiều nên người dân vẫn cố gắng tận dụng kiếm thêm thu nhập. 

Đây là một dịp hiếm có nên nhiều gia đình huy động tất cả mọi người ra đồng vớt rươi. Để đảm bảo hộ dân nào cũng có thể "trồng" loại đặc sản này, chính quyền xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đã phân chia ruộng. 

Đây là một dịp hiếm có nên nhiều gia đình huy động tất cả mọi người ra đồng vớt rươi. Để đảm bảo hộ dân nào cũng có thể "trồng" loại đặc sản này, chính quyền xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đã phân chia ruộng. 

Cát-xê cao ngất ngưởng, Trường Giang vẫn trung thành với Mercedes C300

Mặc dù có số tài sản khủng, tuy nhiên nhiều năm qua Trường Giang vẫn sử dụng chiếc xe hơi Mercedes C300 màu đỏ phục vụ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thị Hằng ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN