Cho tằm nằm phòng điều hòa, người dân hết thời ‘ăn cơm đứng’

Để nâng cao năng suất, hiệu quả nghề trồng dâu nuôi tằm, người dân Nghệ An đã đưa tằm vào nuôi trong... phòng điều hòa.

Những năm 90 của thế kỷ trước, nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An phát triển rất mạnh; với hàng trăm ha đất trồng dâu. Tuy nhiên trong những năm tiếp sau, diện tích trồng dâu thu hẹp, hộ nuôi tằm giảm mạnh do giá cả bấp bênh, sản phẩm tơ không có đầu ra. Năm 2020, trong quy hoạch vùng, UBND huyện Nam Đàn có đề án khôi phục làng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Khánh Sơn. HTX nông nghiệp dâu tằm Đồng Tiến ra đời từ đó.

Những năm 90 của thế kỷ trước, nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An phát triển rất mạnh; với hàng trăm ha đất trồng dâu. Tuy nhiên trong những năm tiếp sau, diện tích trồng dâu thu hẹp, hộ nuôi tằm giảm mạnh do giá cả bấp bênh, sản phẩm tơ không có đầu ra. Năm 2020, trong quy hoạch vùng, UBND huyện Nam Đàn có đề án khôi phục làng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Khánh Sơn. HTX nông nghiệp dâu tằm Đồng Tiến ra đời từ đó.

Ông Đinh Văn Đường (SN 1966) cho biết, tằm là giống “khó chiều”, người nuôi phải cần mẫn và yêu nghề thì mới trụ được. Mỗi lứa tằm kéo dài khoảng 20-25 ngày, nhưng khi trời nắng nóng, tằm phát triển nhanh, sẽ cần ít thời gian hơn

Ông Đinh Văn Đường (SN 1966) cho biết, tằm là giống “khó chiều”, người nuôi phải cần mẫn và yêu nghề thì mới trụ được. Mỗi lứa tằm kéo dài khoảng 20-25 ngày, nhưng khi trời nắng nóng, tằm phát triển nhanh, sẽ cần ít thời gian hơn

Ở đây, tằm được nuôi theo kỹ thuật mới. Tằm nhỏ được nuôi trong phòng điều hòa; tằm to được nuôi giữa sàn bê tông, không dùng nong như nuôi tằm truyền thống.

Ở đây, tằm được nuôi theo kỹ thuật mới. Tằm nhỏ được nuôi trong phòng điều hòa; tằm to được nuôi giữa sàn bê tông, không dùng nong như nuôi tằm truyền thống.

“Tằm là loại côn trùng có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của tằm là 25 - 30 độ C. Nếu nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn quá nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng của tằm, dễ phát sinh bệnh, năng suất kén giảm”, ông Đường nói.

“Tằm là loại côn trùng có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của tằm là 25 - 30 độ C. Nếu nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn quá nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng của tằm, dễ phát sinh bệnh, năng suất kén giảm”, ông Đường nói.

Với giống tằm nhỏ, người nuôi phải thái nhỏ lá dâu làm thức ăn cho tằm.

Với giống tằm nhỏ, người nuôi phải thái nhỏ lá dâu làm thức ăn cho tằm.

Kinh nghiệm gần 30 năm trồng dâu, nuôi tằm, chị Hà Thị Tình (SN 1970) đã thấu hiểu được đặc tính của tằm. “Nuôi tằm không khó, chỉ cần cho ăn đúng quy trình, hiểu được đặc tính của tằm thì rất dễ chăm và đạt hiệu quả cao”, chị Tình chia sẻ.

Kinh nghiệm gần 30 năm trồng dâu, nuôi tằm, chị Hà Thị Tình (SN 1970) đã thấu hiểu được đặc tính của tằm. “Nuôi tằm không khó, chỉ cần cho ăn đúng quy trình, hiểu được đặc tính của tằm thì rất dễ chăm và đạt hiệu quả cao”, chị Tình chia sẻ.

Theo chị Tình, giống tằm đang nuôi là tằm vàng có khả năng chống chịu thời tiết nóng, ẩm, ít bị bệnh, chất lượng sản phẩm tốt. Mỗi ngày tùy vào tuổi tằm mà cho ăn từ 3 đến 6 lần, cho ăn cả đêm.

Theo chị Tình, giống tằm đang nuôi là tằm vàng có khả năng chống chịu thời tiết nóng, ẩm, ít bị bệnh, chất lượng sản phẩm tốt. Mỗi ngày tùy vào tuổi tằm mà cho ăn từ 3 đến 6 lần, cho ăn cả đêm.

Để nói về sự vất vả của việc nuôi tằm, người xưa thường bảo: "Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng". Thế nhưng hiện tại, việc lắp điều hòa để nuôi tằm giúp nâng cao năng suất, chất lượng kén.

Để nói về sự vất vả của việc nuôi tằm, người xưa thường bảo: "Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng". Thế nhưng hiện tại, việc lắp điều hòa để nuôi tằm giúp nâng cao năng suất, chất lượng kén.

Giống dâu mới cho lá nhiều, xanh, to gấp 4 lần giống dâu truyền thống, là nguồn thức ăn tốt cho tằm.

Giống dâu mới cho lá nhiều, xanh, to gấp 4 lần giống dâu truyền thống, là nguồn thức ăn tốt cho tằm.

Sau khi hái, dâu được cất ủ trong nhà để cho tằm ăn dần.

Sau khi hái, dâu được cất ủ trong nhà để cho tằm ăn dần.

Áp dụng kỹ thuật cho tằm lên né gỗ ô vuông thay thế cho né tre truyền thống đã đem lại hiệu quả nhất định. Sản lượng, chất lượng kén tằm được nâng lên, tỷ lệ kén đôi thấp.

Áp dụng kỹ thuật cho tằm lên né gỗ ô vuông thay thế cho né tre truyền thống đã đem lại hiệu quả nhất định. Sản lượng, chất lượng kén tằm được nâng lên, tỷ lệ kén đôi thấp.

Ông Đinh Văn Thắng, thành viên Hợp tác xã nông nghiệp dâu tằm Đồng Tiến cho biết, nghề trồng dâu nuôi tằm không tốn công sức so với trồng lúa. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết khắc nghiệt mưa nắng thất thường như ở Nghệ An, nghề này cũng gặp nhiều khó khăn. Việc chuyển từ phương pháp nuôi tằm truyền thống sang nuôi trong phòng điều hòa, đem lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định.

Ông Đinh Văn Thắng, thành viên Hợp tác xã nông nghiệp dâu tằm Đồng Tiến cho biết, nghề trồng dâu nuôi tằm không tốn công sức so với trồng lúa. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết khắc nghiệt mưa nắng thất thường như ở Nghệ An, nghề này cũng gặp nhiều khó khăn. Việc chuyển từ phương pháp nuôi tằm truyền thống sang nuôi trong phòng điều hòa, đem lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định.

“Các thành viên Hợp tác xã đều được tập huấn kỹ thuật chăm bón, phòng trừ sâu bệnh cho cây dâu, kỹ thuật nuôi tằm, sát khuẩn, khử trùng để tằm sinh trưởng và cho sản lượng kén tốt. Trung bình mỗi tháng, hợp tác xã xuất bán 6-7 tạ kén. Thu nhập từ trồng dâu cao gấp 2-3 lần trồng lúa, ngô. Hiện tại, hợp tác xã có 5 lao động chính thức và khoảng 20 lao động thời vụ”, ông Thắng nói.

“Các thành viên Hợp tác xã đều được tập huấn kỹ thuật chăm bón, phòng trừ sâu bệnh cho cây dâu, kỹ thuật nuôi tằm, sát khuẩn, khử trùng để tằm sinh trưởng và cho sản lượng kén tốt. Trung bình mỗi tháng, hợp tác xã xuất bán 6-7 tạ kén. Thu nhập từ trồng dâu cao gấp 2-3 lần trồng lúa, ngô. Hiện tại, hợp tác xã có 5 lao động chính thức và khoảng 20 lao động thời vụ”, ông Thắng nói.

Tằm vàng ở xã Khánh Sơn là thực phẩm bổ dưỡng, ngon, sạch, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn được người dân địa phương và khách hàng gần, xa ưa chuộng. Hiện tại, tằm được bán với giá 110.000 đồng/kg.

Tằm vàng ở xã Khánh Sơn là thực phẩm bổ dưỡng, ngon, sạch, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn được người dân địa phương và khách hàng gần, xa ưa chuộng. Hiện tại, tằm được bán với giá 110.000 đồng/kg.

Việc nuôi tằm lấy kén với mô hình trang trại đã xuất hiện ở xã Khánh Sơn khoảng vài ba năm trở lại đây, đang hứa hẹn mở ra triển vọng mới trong việc khai thác tiềm năng đất đai, lao động, tạo thêm những sản phẩm mới (kén, tơ), góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Việc nuôi tằm lấy kén với mô hình trang trại đã xuất hiện ở xã Khánh Sơn khoảng vài ba năm trở lại đây, đang hứa hẹn mở ra triển vọng mới trong việc khai thác tiềm năng đất đai, lao động, tạo thêm những sản phẩm mới (kén, tơ), góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Loại cua ”khổng lồ” muốn mua phải đặt trước, giá bán một con bằng cả chiếc xe máy

Loại cua này có kích thước khổng lồ, có con nặng đến 17kg, giá bán ở Việt Nam đang hơn 4 triệu đồng/kg.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hiền (Tiền Phong)
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN