Chính thức đề xuất tăng trần giá vé máy bay nội địa

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Bộ Giao thông vận tải đề xuất tăng khung trần giá vé máy bay nội địa với một số nhóm cự ly đường bay dài từ 500 km trở lên, với mức tăng cao nhất thêm 250.000 đồng/chiều so với giá trần hiện hành.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến sửa đổi một số điều của Thông tư 17/2019 về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa (khung trần giá vé máy bay nội địa).

Trong dự thảo trên, đường bay dưới 500 km và đường bay phát triển kinh tế - xã hội không điều chỉnh tăng trần so với mức hiện hành. Cụ thể, giữ nguyên mức giá tối đa 1,6 triệu đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế - xã hội, và giữ mức 1,7 triệu đồng/vé/chiều với đường bay dưới 500 km.

Tuy nhiên, nhóm đường bay từ 500 km trở lên sẽ thực hiện tăng giá trần. Cụ thể, đường bay cự ly từ 500 - 850 km, dự kiến giá trần tăng lên mức 2,25 triệu đồng/vé/chiều (tăng 50.000 đồng/vé so với trần hiện hành).

Đường bay từ 850 - 1.000 km, tăng giá trần vé lên 2,89 triệu đồng/vé/chiều (tăng 100 nghìn đồng/vé so với trần hiện hành).

Đường bay từ 1.000 - 1.280 km, giá trần tăng lên 3,4 triệu đồng/vé/chiều (tăng 200.000 đồng/vé so với trần hiện hành).

Đường bay từ 1.280 km trở lên sẽ tăng trần đạt mức 4 triệu đồng/vé/chiều (tăng 250.000 đồng/vé so với trần hiện hành).

Bộ GTVT chính thức lấy ý kiến người dân về tăng trần giá vé máy bay nội địa. (Ảnh minh hoạ).

Bộ GTVT chính thức lấy ý kiến người dân về tăng trần giá vé máy bay nội địa. (Ảnh minh hoạ).

Mức giá trần kết trên chưa gồm thuế, phí và các khoản hãng hàng không thu hộ đơn vị khác (như phí an ninh soi chiếu an ninh, phục vụ mặt đất).

Trên cơ sở khung giá trần trên, các hãng hàng không quy định giá vé cụ thể trên đường bay hoặc nhóm đường bay theo phương thức đa dạng giá vé, chính giá giảm giá vé, đặc biệt với nhóm ưu tiên.

Bộ GTVT vừa ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 6 tháng cuối năm 2023. Trong danh mục văn bản trên, Bộ GTVT dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 17/2019 về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa (khung giá trần vé máy bay nội địa).

Trước đó, báo cáo với Ban chỉ đạo điều hành giá, Bộ GTVT đã trình phương án tăng trần giá vé máy bay nội địa. Dự kiến quy định mới về trần giá vé máy bay sẽ được ban hành trong quý III năm nay.

Bộ GTVT cho rằng, trong chi phí của hãng hàng không, trong điều kiện bình thường chi phí nhiên liệu thường chiếm trên 39% tổng chi. Tuy nhiên, tại tháng 12/2022, cùng với biến động tỷ giá ngoại tệ, chi phí nhiên liệu của các hãng tăng hơn 80% so với tháng 9/2015 làm tổng chi phí của hãng hàng không tăng thêm gần 33,5%. Trong khi đó, giá trần vé máy bay đang áp dụng được ban hành từ năm 2015 và sử dụng tới nay.

Cơ quan soạn thảo đánh giá, với mức tăng cho đường bay dài, giá vé máy bay một số đường bay sẽ chịu tác động tăng thêm hơn 6% so với giá hiện hành, như các đường bay: Hà Nội - TPHCM; Hà Nội - Phú Quốc; TPHCM - Hải Phòng… Trong khi, một số đường bay ngắn giá vẫn giữ ổn định, như: TPHCM - Đà Lạt, Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Điện Biên…

Việc tăng trần giá vé máy bay nội địa theo khung trên có thể khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm nay tăng thêm 0,07%.

Thời gian qua, các hãng hàng không cũng liên tục kiến nghị tăng trần giá vé máy bay, khi nhiên liệu và tỷ giá tăng cao. Thậm chí, một số hãng hàng không còn kiến nghị bỏ trần giá vé máy bay nội địa với đường bay có nhiều hãng khai thác.

Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè

Chỉ tính riêng sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến có gần 24 triệu lượt hành khách dịp hè, ngành du lịch và hàng không đang bước vào mùa cao điểm đón khách kéo dài nhất trong năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Hữu Việt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN