Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam đón cơ hội từ “bão” - 2

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam đón cơ hội từ “bão” - 3

Đầu tháng 7, Mỹ châm ngòi nổ cho chiến tranh thương mại với Trung Quốc sau cáo buộc nước này vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đẩy cao thâm hụt thương mại không công bằng. Mức thuế 25% được áp lên 34 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam đón cơ hội từ “bão” - 4

Ngay lập tức, Trung Quốc trả đũa bằng động thái áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng nhập khẩu từ ô tô đến nông sản của Mỹ.

Tiếp đó, Mỹ công bố danh sách các hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD có thể chịu thuế nhập khẩu 10% khi vào Mỹ.

Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục trả đũa và sẽ báo cáo lên Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, cuộc chiến này không chỉ đơn thuần là cuộc chiến về mặt kinh tế, mà còn là cạnh tranh quyền lực, là cuộc chiến về bản quyền, công nghệ, chính sách tiền tệ... giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ không chỉ áp các biện pháp thuế, còn cả các biện pháp phòng vệ thương mại với các nước đồng minh.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam đón cơ hội từ “bão” - 5

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam đón cơ hội từ “bão” - 6

Hàng hóa giá rẻ, nguyên liệu sản xuất giá rẻ là cơ hội đầu tiên mà chuyên gia tài chính- ngân hàng Đinh Trong Thịnh đề cập đến.

Khi Mỹ và Trung Quốc có những hành vi áp thuế sẽ làm giảm mức xuất nhập khẩu hàng hóa của hai quốc gia này với nhau. Trung Quốc sẽ tìm cách tiêu thụ hàng hóa để tránh lưu kho, lưu bãi khi bị thị trường Mỹ từ chối.

Với Mỹ, trước động thái đáp trả rõ ràng của Trung Quốc cũng sẽ tìm cách tuồn lượng hàng hóa đó sang các nước gần Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Từ đó người tiêu dùng Việt Nam có được những hàng hóa giá rẻ, nền sản xuất Việt Nam mua được đầu vào với mức giá cũng tương đối rẻ.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam đón cơ hội từ “bão” - 7

Cơ hội chen chân vào hai thị trường lớn là cơ hội thứ hai đến với Việt Nam. Theo ông Thịnh, khi hai thị trường Trung- Mỹ từ chối nhau, Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tương tự vào hai thị trường này.

Mỹ đánh thuế cao với Trung Quốc với mức thuế suất nhập khẩu tới 25%, thì Việt Nam có thể có được cơ hội vào thị trường Mỹ với các mặt hàng xuất khẩu cùng loại. Tương tự, nhiều hàng hóa Trung Quốc áp thuế cao đối với Mỹ tuy không phải là thế mạnh của Việt Nam nhưng cũng không loại trừ khả năng một số hàng hóa Việt Nam có thể tận dụng thị trường Mỹ. Tức là Việt Nam có cơ hội chen chân vào thị trường Mỹ và Trung khi cả hai thị trường đó đều đang còn “chỗ trống”.

Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất thế giới, với gần 26 tỷ USD năm 2015, gần 30 tỷ USD năm 2016 và hơn 32 tỷ USD năm 2017. Mỹ được coi là thị trường hấp dẫn nhất đối với Việt Nam.

Giống như Trung Quốc, cơ cấu sản phẩm mà Việt Nam tập trung xuất sang Mỹ là mặt hàng nông nghiệp. Khi cuộc chiến tranh này xảy ra, nhu cầu mặt hàng nông nghiệp ở Mỹ sẽ tăng lên, đó là cơ hội tốt cho Việt Nam nhanh chân lĩnh chiếm thị phần.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam đón cơ hội từ “bão” - 8

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Bộ Công an cũng cho rằng khi mối quan hệ giữa Trung – Mỹ trở nên căng thẳng, vấn đề hợp tác giữa Nhật Bản, Châu Âu với Trung Quốc cũng không thể thuận lợi.

Khi đó chắc chắn ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới: Mỹ-Nhật- Châu Âu sẽ tìm đến các thị trường khác để đầu tư, trong đó có Việt Nam. Đó là chính là cơ hội mà chúng ta cần phải tính trước để nắm bắt, để chuẩn bị một mặt bằng, một môi trường thuận lợi nhất để đón các dòng đầu tư nước ngoài, các tập đoàn lớn từ Mỹ, Nhật, Châu Âu nhằm mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam đón cơ hội từ “bão” - 9

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam đón cơ hội từ “bão” - 10

Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định, quan điểm của chính quyền Donald Trump yêu cầu đối với Trung Quốc là năm 2018 Trung Quốc phải giảm xuất khẩu sang Mỹ 100 tỷ USD. Dù muốn hay không, phía Trung Quốc cũng sẽ phải nhượng bộ Hoa Kỳ và giảm lượng xuất khẩu vài chục tỷ USD.

Điều này làm cho Trung Quốc sẽ phải tìm các thị trường khác để đẩy hàng hóa xuất khẩu, và chắc chắn có Việt Nam.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam đón cơ hội từ “bão” - 11

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam đón cơ hội từ “bão” - 12
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam đón cơ hội từ “bão” - 13

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam đón cơ hội từ “bão” - 14

Mỹ và Trung Quốc đều là hai đối tác rất lớn của Việt Nam. Mặc dù hàng hóa của Việt Nam xuất sang Mỹ chỉ chiếm khoảng hơn 1% hàng hóa Mỹ nhưng đối với Việt Nam thì đây lại là một tỷ trọng rất lớn. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, khi xảy ra CTTM, Mỹ đánh thuế rất cao đối với Trung Quốc thì đương nhiên những hàng hóa tương tự của các nước khác cũng sẽ được chính phủ và hiệp hội hàng hóa của Mỹ đưa lên bàn cân xem xét đánh thuế, đặc biệt là những mặt hàng mà chúng ta đang có thặng dư thương mại với Mỹ. Về phía Trung Quốc cũng thế, họ cũng sẽ xem xét đánh thuế với những mặt hàng đã đánh thuế cao với Mỹ từ các nước khác.

Theo ông Thịnh, thời gian vừa qua, một số mặt hàng mà Trung Quốc xuất vào thị trường Việt Nam dưới dạng liên doanh, liên kết sau đó sẽ xuất từ Việt Nam sang Mỹ và các quốc gia khác nhằm trốn tránh thuế với cái mác “Made in Viet Nam”. Do đó, các nước nói trên cũng sẽ có các biện pháp kiểm tra, giám sát với các sản phẩm tương tự của Việt Nam. Điều này gây nguy cơ làm giảm lượng xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang các quốc gia này, tạo nên trào lưu bảo hộ sản xuất của các quốc gia trên thế giới.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam đón cơ hội từ “bão” - 15

Thứ Sáu, ngày 27/07/2018 19:00 PM (GMT+7)
Theo Trung Nam - Hồng Vân ([Tên nguồn])
Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN