Chiếc ấm sắt này có gì đặc biệt mà giá bán tới vài chục triệu?

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Một chiếc ấm đun nước bằng sắt được làm thủ công của Nhật Bản có thể có giá trên 300 USD. Trong hàng trăm năm, các nghệ nhân đã tạo ra những chiếc ấm bằng cách đổ sắt nóng chảy vào khuôn và dùng búa đập ra ngay khi chúng nguội.

Những chiếc ấm này thường có kiểu dáng đáng yêu tuy nhiên chúng chỉ được sử dụng để đun sôi nước. Bạn nên mua một chiếc ấm đun nước được sản xuất hàng loạt với giá 20 USD hay chiếc ấm đắt tiền này, vậy điều gì làm cho những chiếc ấm này trở nên khác biệt?

Chiếc ấm sắt này có gì đặc biệt mà giá bán tới vài chục triệu? - 1

Đây là một chiếc ấm bằng sắt được làm thủ công. Trong nhiều thế kỷ, các nghệ nhân đã tạo ra những chiếc ấm bằng cách đổ sắt nóng chảy qua một lỗ nhỏ trong chiếc khuôn đặc biệt. Khi sắt cứng lại, họ tiếp tục công việc tẻ nhạt là đập chiếc búa rèn vào ấm đun nước. Nó chỉ được sử dụng để đun nước, nhưng điều đó không làm cho nó rẻ đi. Bạn có thể mua một chiếc ấm sản xuất hàng loạt với giá 20 USD, nhưng một chiếc ấm làm bằng sắt thủ công có thể có giá trên 300 USD.

Thường mất hai đến ba năm để thiết kế một chiếc ấm mới. Tại xưởng rèn truyền thống của Nhật Bản, mọi chiếc ấm đều được làm thủ công. Nhưng trước khi bắt đầu nấu chảy sắt, bạn cần có một chiếc khuôn đặc biệt. Chiếc khuôn này được làm từ ba phần tạo thành một khe hở để đổ sắt nóng chảy vào. Mỗi lần sử dụng lõi đều bị phá hủy, nhưng các khuôn bên ngoài được tái sử dụng từ hai đến ba lần, tùy thuộc vào thiết kế của ấm.

Chiếc ấm sắt này có gì đặc biệt mà giá bán tới vài chục triệu? - 2

Những chiếc ấm truyền thống bằng sắt như thế này không có bất kỳ lớp men nào bên trong. Thay vào đó, các nghệ nhân đun ấm đến 900 độ C trên luống than. Điều này tạo ra một lớp oxy hóa, giúp chống rỉ sét. Không có lớp tráng men, sắt sẽ thay đổi hương vị của nước đun sôi một cách đặc biệt.

Công đoạn cuối cùng là một trong những bước đòi hỏi nhiều kỹ năng nhất. Người nghệ nhân phải làm nóng ấm đun nước và quét sơn mài, sơn phủ và tô màu bên ngoài.

Hầu hết các ấm đun nước từ Kamasada đều có giá từ 300 đến 400 USD, nhưng giá có thể lên tới 2.000 USD (gần 47 triệu VND). Mặc dù giá cao nhưng khách hàng luôn đánh giá cao những chiếc ấm này. Thiết kế được coi là wabi-sabi, khó dịch theo nghĩa đen nhưng đề cập đến khái niệm đánh giá cao sự không hoàn hảo.

Ấm sắt phổ biến ở Nhật Bản vào thế kỷ 17 và 18, khi chúng được sử dụng trong các nghi lễ trà. Nhưng chúng đã gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các mặt hàng ấm sản xuất hàng loạt tiện lợi sau Thế chiến thứ hai.

Trong những năm gần đây, sự quan tâm đến chất lượng thẩm mỹ của chúng đã giúp nhu cầu xuất hiện trở lại, nhưng nhu cầu đó đã dẫn đến nhiều hàng nhái có thể được mua với giá chỉ bằng một phần nhỏ. Những chiếc ấm này bắt chước họa tiết nhưng thường không được sản xuất tại Nhật Bản. Chúng được tráng men thay vì sử dụng sắt đơn thuần trong phiên bản truyền thống. Tuy nhiên, lòng ấm nguyên bản không tráng phủ thực sự là một trong những đặc điểm thu hút khách hàng. Khách hàng nói rằng họ thích hương vị của nước được đun sôi trong những chiếc ấm này. Và một số người cũng coi trọng lượng nhỏ hàm lượng sắt mà nó bổ sung vào nước của họ.

Nguồn: [Link nguồn]

Thái Lan ra mắt loại sầu riêng ”không bốc mùi”

Sầu riêng là loại quả được nhiều người yêu thích, nhưng cũng khiến không ít người không ưa vì mùi. Một tỉnh của Thái Lan vừa đăng ký chỉ dẫn địa lý cho loại sầu riêng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo BI) ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN