Chi 1,38 tỷ USD nhập nhiều loại thịt giá rẻ, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp nói gì?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Các doanh nghiệp đã chi gần 1,38 tỷ USD để nhập khẩu thịt và phụ phẩm chăn nuôi, trong đó có nhiều mặt hàng thịt giá rẻ. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến có những chia sẻ liên quan đến vấy đề này.

Theo ước tính sơ bộ, tính đến hết tháng 10 năm nay, các doanh nghiệp Việt đã chi gần 1,38 tỷ USD để nhập khẩu các loại thịt và phụ phẩm chăn nuôi ăn được nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này tăng 14,2%.

Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm; thịt trâu tươi đông lạnh; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống; thịt lợn và thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh... 

Đáng chú ý, trong quý III vừa qua, lượng nhập khẩu thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò,... tăng so với quý cùng kỳ năm 2023.

Các sản phẩm này được nhập khẩu nhiều nhất từ Ấn Độ, Mỹ, Nga, Ba Lan, Úc, Hàn Quốc và Brazil.

Nhiều mặt hàng thịt nhập khẩu giá rẻ đang được bày bán tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Duy Khánh

Nhiều mặt hàng thịt nhập khẩu giá rẻ đang được bày bán tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Duy Khánh

Giá thịt nhập khẩu và các phụ phẩm chăn nuôi thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại trong nước. Nhiều loại thịt lợn, gà đông lạnh có giá bằng một nửa hàng nội địa, tạo sức hút lớn trên thị trường, nhất là với các quán ăn bình dân và bếp ăn tập thể.

Lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng, thịt nhập khẩu giá rẻ tràn vào Việt Nam đang tạo sức ép lớn lên ngành chăn nuôi trong nước. Dịch tả lợn châu Phi lan rộng từ đầu năm đã làm giảm nguồn cung thịt nội địa và khiến giá thịt trong nước khó cạnh tranh hơn. 

Nếu không kiểm soát chặt chẽ, hàng nhập giá rẻ có thể tiếp tục gây áp lực, làm suy yếu nỗ lực phục hồi của ngành sau dịch bệnh, vị này nhấn mạnh.

Trao đổi với báo chí về những vấn đề liên quan đến nhập khẩu thịt và các loại phụ phẩm về Việt Nam thời gian qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, những sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn rất chặt chẽ của Việt Nam. Điều này cũng giống như Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hoá vào các thị trường đều phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của họ.

“Nước ta giờ đã có vị thế, có tiềm lực. Thế nên, không phải bất cứ sản phẩm gì cũng đổ vào được”, Thứ trưởng cho hay.

Ông cũng dẫn chứng, Bộ NN-PTNT đã có Thông tư 04 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Văn bản này đã được sửa đổi và bổ sung một số điểm để kiểm soát chặt hơn với các sản phẩm động vật.

Theo đó, từ ngày thông tư có hiệu lực (6/5/2024) đến 25/9, đã phát hiện 55 lô hàng thịt và các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu dương tính với Salmonella (vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, sốt... ) trên tổng số 6.679 lô hàng xét nghiệm Salmonella.

Nếu không xét nghiệm Salmonella, trên 1.319 tấn thịt động vật bị nhiễm Salmonella sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam, nguy cơ rất cao gây ra dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Mới đây, Bộ NN-PTNT đã làm việc với 11 đoàn tham tán của các nước được phép xuất khẩu thịt vào nước ta. Phía Việt Nam trả lời đầy đủ, có cơ sở khoa học và thực tiễn về các quy định nhập khẩu nhóm mặt hàng này. Thông tư số 04 đã tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế và không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu thời gian qua.

“Chúng ta phải làm chặt để bảo vệ người tiêu dùng cũng như ngành chăn nuôi trong nước”. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Tới đây, các cơ quan chức năng của Bộ NN-PTNT tiếp tục rà soát lại toàn bộ quy trình nhập khẩu thịt và phụ phẩm chăn nuôi ăn được, đồng thời đẩy mạnh hoạt động chống buôn lậu, ngăn chặn việc vận chuyển gà, lợn nhập lậu về Việt Nam.

Trong 9 tháng, nước ta chi khoảng 1,24 tỷ USD để nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm. Đáng chú ý, quá trình kiểm tra đã phát hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tâm An ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN