Cây “thiên hạ đệ nhất đắng”, ở Việt Nam mọc đầy, sang nước ngoài thành hàng xa xỉ cực hiếm

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Vừa đắng vừa khó ăn, vì sao giống cây này lại được nhiều người săn lùng và coi như “báu vật”?

Nếu cho rằng khổ qua là loại rau củ có vị đắng nhất trên đời thì bạn đã nhầm, vì vị đắng của nó chưa là gì so với cây hoàng liên (Coptis chinensis Franch) - một cây thuốc nổi tiếng trong Đông y. 

Những người từng nếm thử hoàng liên mới biết vị của nó không phải vị đắng thông thường mà đắng đến mức khó diễn tả, thậm chí đắng hơn cả mật cá. Vì vậy, hoàng liên còn được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất đắng”. 

Cây “thiên hạ đệ nhất đắng”, ở Việt Nam mọc đầy, sang nước ngoài thành hàng xa xỉ cực hiếm - 1

Ở nước ta, cây hoàng liên mọc hoang ở vùng núi cao từ 1500 - 2000m ở Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi Hoàng Liên Sơn. Dù mọc dại nhưng cây hoàng liên sở hữu nhiều đặc điểm rất dễ nhận biết như thân thấp, chỉ cao khoảng 30cm, mỗi phiến lá chia thành nhiều thùy xẻ sâu, mép lá có hình răng cưa. Ngoài Việt Nam, cây hoàng liên còn mọc hoang ở một số tỉnh thành của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc, Thiểm Tây.

Người xưa có câu “thuốc đắng dã tật” - điều này hoàn toàn đúng trong trường hợp của hoàng liên. Loại thảo dược này tuy có vị đắng khó ăn nhưng lại có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe, từ thanh nhiệt, giải độc, trị đầy bụng, xuất huyết, nôn mửa, tiêu chảy, vàng da, sốt cao, mất ngủ… 

Cây “thiên hạ đệ nhất đắng”, ở Việt Nam mọc đầy, sang nước ngoài thành hàng xa xỉ cực hiếm - 2

Theo nhiều sách về Y Học Cổ Truyền để lại, cây thuốc hoàng liên có vị đắng, tính hàn và không chứa độc tố. Trong y học hiện đại, hoàng liên cũng có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm Berberin, Ethanol, Palmatin, Columbamine, Coptisine Coptisine,... Đặc biệt, hoạt chất Berberin chiếm đến 5,5 – 7,5% trong hoàng liên có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn, giúp kháng viêm hiệu quả. Thông thường, cả phần thân và rễ của hoàng liên đều có thể sử dụng làm thuốc. 

Cây “thiên hạ đệ nhất đắng”, ở Việt Nam mọc đầy, sang nước ngoài thành hàng xa xỉ cực hiếm - 3

Tại Việt Nam, 100g hoàng liên khô có giá dao động từ vài chục nghìn đến hơn 200.000đ, là một trong những vị dược liệu vô cùng đắt đỏ. Ở Trung Quốc - nơi nhu cầu về dược liệu Đông y ngày càng tăng mạnh, mức giá của hoàng liên trong tự nhiên cũng được đẩy lên rất cao, khoảng 200 NDT/kg, tương đương 656.000đ/kg. Một phần là bởi nguồn hoàng liên hoang dã ở các vùng nông thôn Trung Quốc ngày càng khan hiếm, nhiều người cũng bắt đầu trồng hoàng liên nhân tạo với giá rẻ. Sự khan hiếm của hoàng liên tự nhiên khiến chúng có giá đắt hơn gấp nhiều lần.

Nguồn: [Link nguồn]

9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam đạt gần 227 triệu USD (hơn 5.600 tỷ đồng), tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nguyễn (Theo weixin.qq) ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN