Cây dại trơ trụi không hoa, không lá, biết tận dụng có thể hái "ra tiền"
Chúng mọc phổ biến ở khắp nơi, có khả năng sinh sản và sinh trưởng cực kỳ mạnh mẽ.
Có vẻ ngoài rất giống tre, trúc nhưng kích cỡ và chiều cao nhỏ hơn rất nhiều (tối đa cao 1 mét), giống cây đặc biệt này có tên gọi là “mộc tặc”.
Cây thường xuất hiện ở các tỉnh miền núi và trung du, mọc thành đám nhỏ ở đất, dọc theo bờ suối, bờ ruộng nước sát chân núi. Ở Việt Nam, những vùng núi có khí hậu tương tự như Đà Lạt thường là môi trường sống lý tưởng của mộc tặc.
Không chỉ có ở Việt Nam, cây mộc tặc còn mọc phổ biến ở các vùng nông thôn Trung Quốc. Chỉ cần nhìn thoáng qua là bạn có thể ngay lập tức nhận ra mộc tặc, toàn cây không có lá, chia làm nhiều đốt rõ rệt giống cây tre. Tại Trung Quốc, người dân còn gọi chúng là “cỏ tre” hay “cỏ nhiều đốt”.
Và giống như cây tre, mộc tặc có sức sống mãnh liệt và khả năng sinh sản mạnh mẽ. Cây sinh sản vô tính thông qua quá trình đẻ nhánh của thân rễ với tốc độ rất nhanh. Về cơ bản, một cây có thể sinh sản trên diện rộng trong 1-2 tháng. Hơn nữa, nó có khả năng tái sinh rất mạnh, nếu thân và rễ bị gãy rơi xuống đất thì có thể mọc thành cây mới.
Sức sống của mộc tặc cũng rất bền bỉ, có thể chịu được cả thời tiết nhiệt độ cao và cái lạnh khắc nghiệt. Một số chuyên gia đã thực hiện thí nghiệm và nhận thấy rằng trong môi trường âm 40 độ, chỉ cần rễ của nó không chết, cây sẽ mọc lại vào năm sau.
Điểm đặc biệt của mộc tặc là toàn thân đều có độc, nhưng người hiểu biết sẽ có thể biến giống cỏ dại này thành thứ “hái ra tiền”.
Trước hết, đây là một loại thảo dược truyền thống, trong Đông y được dùng để chữa các bệnh về mắt, giúp sáng mắt, ngoài ra còn cầm máu, lợi tiểu, trị bệnh trĩ. Mộc tặc có tính bình, vị ngọt, hơi đắng. Còn trong y học hiện đại, chúng có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp, kháng viêm giảm đau, lợi tiểu, cầm máu, bổ mắt…
Tại Trung Quốc, đây cũng là thứ dược liệu dân gian phổ biến và được đánh giá cao. Tuy nhiên, theo cơ sở dữ liệu về thực vật của nước này, mộc tặc không phù hợp để sử dụng lâu dài bởi chúng có chứa độc tố. Tuy lượng độc tố rất nhỏ nhưng nếu dùng lâu dài có thể ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe. Trong cuốn sách về y học của thầy thuốc Nghê Chu Mô cuối thời Minh (Trung Quốc) cũng từng đề cập đến lưu ý này.
Hiện tại, giá mộc tặc sấy khô ở Trung Quốc dao động trên dưới 20 NDT (65.000đ)/kg (giá bán lẻ) và từ 15 NDT(48.700đ)/kg (giá bán buôn). Ở Việt Nam, giá mộc tặc “nhỉnh” hơn và thường được bán theo túi lẻ 100g. Mức giá dao động từ 25.000 - 29.000đ/100g.
Nguồn: [Link nguồn]
Màu sắc đặc biệt khiến loại sầu riêng này được nhiều người chú ý. Giá cả cũng không quá đắt đỏ.