Cây dại mọc khắp nơi, ở Việt Nam có đầy, cứ phơi khô bán là đếm tiền mỏi tay
Ở Việt Nam, bạn có thể tìm và hái cây dại này ở nhiều nơi mà không cần tốn công nuôi trồng.
“Tổ tiên” của gạo
Ở nông thôn có một loại cây dại với vẻ ngoài hệt như sâu róm. Tuy nhiên, trái ngược với hình thù đáng sợ, giống cây này lại có nhiều công dụng hữu ích hiếm ai ngờ tới.
Đây là cây cỏ đuôi cáo xanh, hay còn được biết đến với tên gọi “cỏ sâu róm”. Vào thời xa xưa, hạt của loại cỏ này có thể dùng để nấu cháo và làm lương thực “cứu đói” của nhiều người. Sẽ không ngoa khi nói rằng, chúng là “tổ tiên” của gạo ngày nay.
Cây dại “nhỏ mà có võ”: Giàu protein thô, giá trị chữa bệnh cao
Một số người có thể thắc mắc, một cây cỏ đuôi cáo có thể tạo ra bao nhiêu hạt? Trên thực tế, khả năng sinh sản của nó khá mạnh. Mỗi nhánh cỏ đuôi cáo có thể tạo ra hàng trăm hạt giống. Mặc dù những hạt giống này được bọc trong một lớp vỏ cứng và một lớp lông nhọn, nhưng chính lớp bảo vệ này giúp cây kháng sâu bệnh tốt hơn, đồng thời cũng giúp tăng khả năng thoát hơi nước và thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ.
Ngoài khả năng sinh sản mạnh mẽ, cỏ đuôi cáo còn rất giàu protein thô và là nguồn thức ăn tuyệt vời cho vật nuôi. Tại Trung Quốc, với sự phát triển không ngừng của ngành chăn nuôi, nhiều nông dân đã bắt đầu trồng cỏ đuôi cáo để làm thức ăn chăn nuôi. Bởi loại cỏ này không chỉ sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao mà còn rất giàu chất dinh dưỡng. Hơn nữa, so với các loại cây dùng làm thức ăn chăn nuôi khác, cỏ đuôi cáo có giá thành thấp, việc nhân giống tiết kiệm chi phí hơn nên chúng đã trở thành “trợ thủ đắc lực” cho nhiều nông dân.
Một ưu điểm khác không thể bỏ qua của cỏ đuôi cáo là giá trị y dược. Trong y học cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc, cây có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm sưng tấy, chữa đau mắt, nấm ngoài da, vàng da…
Ở Trung Quốc, cỏ đuôi cáo sau khi phơi khô có thể bán với giá 40 NDT (137.000đ)/kg. Còn tại Việt Nam, bạn có thể tìm và hái loại cây dại này ở khắp các tỉnh miền núi nước ta mà không cần tốn chi phí nuôi trồng.
Ở Việt Nam, chúng được trồng khắp nơi để làm cảnh vì cây hoa có dáng đẹp, màu sắc bắt mắt.
Nguồn: [Link nguồn]