Cây dại mang tên “vũ khí của quỷ”, ở Việt Nam bỏ hoang, nước ngoài lại săn lùng
Ở Việt Nam, bạn có thể hái loại cây này ở khắp mọi nơi mà không tốn đồng nào.
Tại Việt Nam, dù ở thành phố hay nông thôn, bạn cũng có thể bắt gặp loài cây dại này mọc hoang ở khắp mọi nơi. Hoa của chúng màu trắng, nhụy vàng, nhìn hình dạng đẹp mắt và giống như hoa cúc.
Tuy nhiên, quả của chúng lại là thứ gây ám ảnh với nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Quả có nhiều gai tua tủa, nhìn từ xa giống như một quả cầu gai. Nếu bạn đi ngang qua bụi cây có quả này, gai sẽ đâm vào da thịt gây đau đớn. Đồng thời, gai cũng sẽ dính rất chặt lên quần áo của bạn.
Nói đến đây chắc hẳn nhiều người cũng đã đoán ra đây chính là cây xuyến chi (ngũ sắc). Chúng không chỉ mọc phổ biến ở Việt Nam mà còn xuất hiện nhiều tại Trung Quốc. Ở nước bạn, chúng có một cái tên rất đáng sợ là cỏ “trâm quỷ” (tạm dịch: cây kim của ma quỷ).
Điều đáng ngạc nhiên là ở Việt Nam, cây xuyến chi trong mắt hầu hết mọi người vốn thường chỉ được coi là cây dại. Còn ở Trung Quốc, người ta sẵn sàng mua chúng với giá 40 NDT/kg (hơn 130.000đ/kg). Hóa ra, loài cây dại này có nhiều giá trị hơn chúng ta nghĩ.
Ở nông thôn, bạn có thể dùng cây xuyến chi làm thức ăn cho lợn. Loài cây này cũng có thể ăn được như rau rừng bằng cách xào hoặc làm nộm.
Quan trọng hơn cả, cây xuyến chi còn là một loại dược liệu giá trị trong Đông y. Công dụng chính của chúng là thanh nhiệt, giải độc, tán huyết ứ và kích thích tuần hoàn máu.
Đặc biệt với sự phát triển của khoa học công nghệ, người ta đã phát hiện ra loại cây “đầy gai” này có công dụng điều hòa huyết áp hai chiều. Đối với những người bị huyết áp cao, uống trà làm từ cây xuyến chi sẽ hạ huyết áp và ngược lại.
Vì vậy, nhiều người dân ở nông thôn Trung Quốc đã hái chúng, phơi khô và bán cho những người có nhu cầu. Một kilogram xuyến chi khô có thể bán với giá 40 NDT/kg (hơn 130.000đ/kg). Hơn nữa, toàn bộ cây có thể được sử dụng cho mục đích làm thuốc, bao gồm cả thân và lá, chỉ cần cắt bỏ và phơi khô dưới nắng.
Đông y Việt Nam cũng sử dụng xuyến chi khô để làm dược liệu. Hiện tại, giá bán của chúng trên chợ mạng dao động từ 61 - 65.000đ/kg tùy nơi.
Nguồn: [Link nguồn]
Tại Việt Nam, loại gừng này được liệt vào Sách Đỏ vì trữ lượng tự nhiên ngày càng cạn kiệt.