Câu chuyện đằng sau ly cà phê chất lượng Việt
Đến đất Ban Mê vào tháng ba này, người ta dễ bị say lắm. Say hương hoa cà phê trắng thoang thoảng trên những triền đồi đất đỏ cao nguyên, say vị cà phê đắng đậm tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuật.
Ở Buôn Ma Thuột, cà phê là bản sắc, là cái đẹp đặc trưng vùng đất đầy nắng và gió nơi đây và từ bao giờ nó hòa vào trở thành một phần trong đời sống người dân. Họ thức dậy, pha ly cà phê từ những hạt chọn lựa từ mùa trước, được rang xay và lưu giữ cẩn thận. Hương vị mộc mạc nhưng đậm đà như những người con của núi rừng nguyện giữ gìn hạt ngọc của núi rừng Ban Mê.
Khi giá trị “hạt ngọc” bất ổn
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới hiện nay, không phải là do cà phê Việt Nam được ưa chuộng bởi chất lượng cao, hương vị đặc biệt mà chủ yếu do giá rẻ. Có một thực trạng đã và đang diễn ra là chất lượng cà phê Việt Nam vẫn chưa thực sự ổn định, kỹ thuật vào các khâu chăm sóc, thu hái cà phê của người nông dân chưa theo một quy trình nào, khiến năng suất, sản lượng, và chất lượng sản phẩm không đồng đều.
Ngành cà phê Việt Nam gặp khó khăn với rào cản chất lượng
Liều thuốc “giải cứu” chất lượng nguyên liệu cho ly cà phê Việt
Chia sẻ khó khăn cùng với người nông dân, Nestlé Việt Nam là đơn vị tiên phong trong hoạt động hỗ trợ trồng cà phê thông qua dự án NESCAFÉ Plan (một chương trình hợp tác với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên) triển khai từ năm 201 tại 4 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai). Dự án phân phối cây giống chất lượng, cung cấp mô hình trồng xen canh và hệ thống tưới nước nhằm tối ưu hóa các khâu trong chuỗi cung ứng cà phê: Từ canh tác đến sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm
Dự án cung cấp cho người nông dân những cây giống, hạt giống cà phê chất lượng cao
Từ năm 2012, đã có 16.000 nông dân áp dụng mô hình trồng xen canh được giới thiệu bởi Nestlé Việt Nam, tỷ lệ đạt 70% áp dụng sau khi đào tạo. Áp dụng mô hình xen kẽ các loại cây trồng như hạt tiêu, sầu riêng, bơ...., nông dân có thể làm tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, cải thiện sự đa dạng của môi trường sinh thái. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để giúp người nông dân có thể đảm bảo thu nhập trước khi thực tế của cây năng suất cà phê cũ và thấp.
Tính tới năm 2016, hơn 15 triệu cây giống cà phê chất lượng tốt (có khả năng kháng sâu bệnh, năng suất cao). Dự án mới về tưới cà phê có thể giảm ít nhất 30% lượng nước tưới và duy trì sản lượng. Áp dụng Quy tắc 4C bao gồm kỹ thuật canh tác, nông dân không chỉ đạt được hiệu quả kinh tế cao từ cà phê mà còn giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm nước.
Hàng loạt vườn ươm cây giống đạt chuẩn chất lượng được triển khai khắp các tỉnh Tây Nguyên
Đại diện NESCAFÉ cho biết:“Để làm nên ly cà phê chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng, điều kiện tiên quyết đó là quy trình kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu trồng trọt, thu hoạch đến sản xuất. Sau hơn 5 năm triển khai dự án Nescafé Plan, chất lượng cà phê Việt Nam đã không ngừng cải thiện.”
Nằm trong khuôn khổ dự án, hội thi “Nông dân đua tài” đã diễn ra tại Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê năm 2017, nhằm khuyến khích người nông dân không ngừng cập nhập kiến thức mới, cải tiến kỹ thuật. Các câu hỏi sẽ xoay quanh những nội dung như các phương án cải tạo đất trồng, cách bón phân hợp lý, cách phòng trừ các loại bệnh cho cây cà phê, quy trình sản xuất và trang thiết bị để bảo vệ sức khỏe, an toàn lao động, thông tin trên nhật ký nông hộ…
Đây là một sân chơi thú vị dành cho những người nông dân và đồng thời tôn vinh cho sự đóng góp không nhỏ vào chất lượng cà phê Việt Nam
BTC trao giải thưởng cho người thắng cuộc tại hội thi “Nông dân đua tài”
Bác Nguyễn Chí Thanh, người tham gia hội thi “Nông dân đua tài” chia sẻ: “Những người nông dân như chúng tôi đều đặc biệt quan tâm đến chất lượng của từng ly cà phê người tiêu dùng thưởng thức. Bản thân tôi và toàn thể nông dân cà phê vùng Đăk Lắk này đều không ngừng học hỏi và cải tiến về các phương pháp hiện đại mang lại năng suất cao. Những chia sẻ đắt giá của các chuyên gia và chương trình NESCAFÉ Plan của Nestlé đã giúp nông dân cà phê tăng năng suất, sản lượng thu hoạch và đồng thời nâng cao chất lượng cà phê Việt”