Cảnh tượng chưa từng có: Kim cương ế ẩm, chất đống không ai mua vì Covid-19

Trong một trong những hầm kim cương lớn nhất thế giới - ẩn giấu bên trong một khu văn phòng không có gì đặc biệt ở vùng ngoại ô bụi bặm của thủ đô Gaborone của Botswana, những viên đá quý cứ tiếp tục chồng chất do quá ế ẩm.

Chủ sở hữu hầm kim cương tại Gaborone - De Beers, nơi khai thác và đấu giá hầu hết các loại đá quý như kim cương ở quốc gia Nam Phi, gần như không bán được viên kim cương thô nào kể từ tháng 2. Đối thủ Nga của họ - Alrosa PJSC cũng chịu chung số phận.

Hiện tại, khi các hạn chế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 leo thang, tình trạng đóng băng ngành công nghiệp toàn cầu trong nhiều tháng vẫn tiếp diễn, những viên kim cương chưa bán được đặt ra một vấn đề nan giải.

Kim cương tồn kho ngày một nhiều khi khách hàng giàu có không thể mua sắm do Covid-19 (Nguồn: Straitstimes)

Kim cương tồn kho ngày một nhiều khi khách hàng giàu có không thể mua sắm do Covid-19 (Nguồn: Straitstimes)

Các cửa hàng trang sức đóng cửa. Các nghệ nhân mài cắt và đánh bóng đá quý Ấn Độ buộc phải ở nhà. De Beers phải hủy bỏ đợt bán hồi tháng 3 vì người mua không thể bay đến nơi để xem sản phẩm.

Hãng tư vấn Gemdax ước tính 5 nhà sản xuất kim cương lớn nhất thế giới đang ngồi trên núi tồn kho trị giá 3,5 tỷ USD. Con số này có thể chạm mức 4,5 tỷ USD vào cuối năm nay, tương đương 1/3 sản lượng khai thác hàng năm.

De Beers và Alrosa đã chuyển sang các biện pháp bảo vệ thị trường của họ. Những công ty này không giảm giá các viên kim cương của mình, thay vào đó cho phép người mua tự do đàm phán lại hợp đồng mua đá – một việc làm chưa từng có trước đây. Họ cũng đã giảm hoạt động sản xuất trong nỗ lực kiểm soát lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên, kim cương vẫn tiếp tục chồng chất.

“Họ đang cố gắng hạn chế nguồn cung kim cương thô để bảo vệ thị trường và giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, việc giảm tồn kho này sẽ diễn ra như thế nào? Liệu các hãng khai thác có thể cùng lúc xả hàng và tiếp tục bảo vệ thị trường hay không?”, đối tác của Gemdax, Anish Aggarwal cho biết.

Sergey Donskoy, nhà phân tích tại Societe Generale tuần trước cho biết các hãng khai thác kim cương “đang cùng lúc phải đối mặt với giá cả tụt dốc và doanh số giảm mạnh với quy mô gợi nhớ đến cuộc khủng hoảng 2008-2009”.

Nguồn cung kim cương đã tăng lên từ thời khủng hoảng tài chính và leo thang một lần nữa vào năm 2013. Trong các lần đó, việc bán hàng tồn kho đều khiến số kim cương được mài cắt tăng lên, gây sức ép lớn lên những thợ cắt, nhà buôn và hãng chế tác mua lại từ họ.

Alrosa cho biết hàng tồn kho kim cương của công ty có thể tăng lên 30 triệu carat vào cuối năm nay, gần bằng sản lượng hàng năm nhưng không mang lại chút giá trị nào. Công ty cho biết họ muốn cắt giảm con số này xuống còn 15 triệu carat trong ba năm.

Phủ kín toàn đá quý, kim cương, chiếc đồng hồ hơn nghìn tỷ đến đại gia cũng ”thèm”

Sản phẩm đồng hồ này khiến người ta mê mệt với vẻ đẹp ấn tượng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Straitstimes) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN