Cẩn trọng với "ma trận" mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả bán online

Hóa - mỹ phẩm là những mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm nhiều, nhất là đối với chị em phụ nữ. Đáng chú ý, đây là những mặt hàng có nguy cơ bị làm giả rất nhiều tại thị trường Việt Nam.

Tinh vi từ cách làm giả mỹ phẩm đến bán hàng

Thời gian qua, đã có hàng chục vụ tàng trữ, buôn bán các mặt hàng hóa mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng giả bị lực lượng chức năng phát hiện. Lực lượng Quản lý thị trường cho biết, các đối tượng rất tinh vi trong cách thức giao dịch. Các đối tượng thường xuyên sử dụng các căn hộ cao cấp làm điểm tập kết hàng hóa rồi rao bán trên mạng xã hội với những lời quảng cáo rất hay thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.  

Với  sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã trở thành kênh quảng cáo, bán hàng rất mạnh, các sản phẩm hoá phẩm, mỹ phẩm kém chất lượng cũng vì thế đến tay người tiêu dùng nhanh hơn. Các lực lượng chức năng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện và triệt phá.

Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm giả

Nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm giả

Mới đây, lực lượng QLTT Hà Nội đã kiểm tra điểm chứa trữ trong khu đô thị Times City, phát hiện gần 3 tấn thực phẩm chức năng và nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc xuất. Toàn bộ số thuốc này đựng trong các bao tải, túi lớn, không có bao bì, nhãn mác. Chủ cơ sở cũng không xuất trình được giấy tờ chứng minh kinh doanh hợp pháp sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng.

Trước đó, Cục QLTT TP.HCM đột xuất kiểm tra và bắt quả tang 5 kho chứa và xưởng sản xuất, pha chế hàng chục nhãn hiệu dầu gội, sữa tắm giả các thương hiệu tại TP Hồ Chí Minh.

Các xưởng và kho chứa này đều nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP.HCM. lực lượng chức năng phát hiện phần lớn hàng hóa đều là các loại dầu gội mang các nhãn hiệu như: X-men, ProMano, Enchanteurs, Clearm, Pentine… đây đều là những nhãn hiệu quen thuộc, có giả cả phải chăng và được ưa chuộng trên thị trường.

Mới đây, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh đã phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 5 kiểm tra, phát hiện một kho hàng tàng trữ, kinh doanh thuốc tân dược và số lượng lớn bao cao su có dấu hiệu giả mạo tại phường Bình Chuẩn, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 2.460 viên thuốc tây dạng viên nén (trên bao bì thể hiện xuất xứ tại Thái Lan); hơn 5.000 tem chống giả; hơn 70.200 bao cao su các loại; 2.700 viên thực phẩm chức năng cường dương có nhãn gốc bằng tiếng Ả Rập,…

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, nguyên nhân dẫn đến hành vi sản xuất, kinh doanh làm giả hóa mỹ phẩm là do số lượng tiêu dùng rất lớn, tỷ lệ người mua hàng đa số là chị em phụ nữ đều có nhu cầu chăm sóc, làm đẹp. Đối với dược phẩm, là thuốc, người bệnh thường có tâm lý "có bệnh vái tứ phương" do vậy, họ không mấy khi quan tâm đến giá cả, miễn là mua được thuốc, do vậy dễ mua phải thuốc giả.

Tổng Cục trưởng khẳng định, hóa mỹ phẩm, dược phẩm gắn liền với sức khỏe của người dân, do vậy, đây tiếp tục là những mặt hàng trọng điểm nằm trong kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường thường xuyên và đột xuất của lực lượng Quản lý thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Chánh Văn phòng Nguyễn Minh Phương giúp người tiêu dùng cách phân biệt sản phẩm thật - giả

Chánh Văn phòng Nguyễn Minh Phương giúp người tiêu dùng cách phân biệt sản phẩm thật - giả

"Hãy là người tiêu dùng thông thái "

Chánh Văn phòng Tổng cục Nguyễn Minh Phương cho biết, hàng hóa vi phạm ngày càng được làm giả một cách rất tinh vi, khó phát hiện. Các sản phẩm vi phạm, giả trông không khác gì hàng thật. Do vậy, để tránh mua, sử dụng những sản phẩm vi phạm, người tiêu dùng nên đến các địa chỉ, cửa hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt, phải thận trọng khi chọn mua hàng hóa qua các sàn, kênh thương mại điện tử.

Lãnh đạo Tổng cục QLTT khuyến cáo, người dân hãy là người tiêu dùng thông thái bởi, hiện nay các đối tượng kinh doanh hàng vi phạm thường dùng hình ảnh của những người nổi tiếng để quảng cáo, giới thiệu qua các sàn thương mại điện tử hay các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok... từ đó, lấy lòng tin của người tiêu dùng để bán sản phẩm. Đối với các sản phẩm là thuốc, nên mua tại các cửa hàng, cửa hiệu đã được Bộ Y tế cấp phép, tránh mua trôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội…

Hàng nghìn viên thuốc chữa bệnh có dấu hiệu giả mạo bị lực lượng chức năng thu giữ. (Ảnh: Cục QLTT Bình Dương)

Hàng nghìn viên thuốc chữa bệnh có dấu hiệu giả mạo bị lực lượng chức năng thu giữ. (Ảnh: Cục QLTT Bình Dương)

Theo Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh, lực lượng cũng xác định hoá phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm liên quan đến sức khoẻ của người dân, do vậy đây là mặt hàng trọng điểm trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại của lực lượng quản lý thị trường, nhất là trên môi trường Internet. Đặc biệt, trong năm 2023, ngay từ đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường cũng có những chuyên đề phát hiện, tấn công vào các cơ sở kinh doanh vi phạm liên quan đến các mặt hàng hoá phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm.

Nguồn: [Link nguồn]

Hàng giả, hàng nhái tràn lan trên “chợ mạng”: Chặn bằng cách nào?

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), lực lượng quản lý thị trường (QLTT- Bộ Công Thương) sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) ngăn chặn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Khanh ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN