Cam sành rụng đầy gốc vì "rớt giá" thê thảm

Huyện Trà Ôn được xem là thủ phủ trồng cam sành của tỉnh Vĩnh Long. Từ sau Tết Nguyên đán, giá cam sành rớt thê thảm nên nhiều nhà vườn để rụng đầy gốc. Hiện nay, giá cam sành mua tại vườn chỉ từ 1.000 - 3.000 đồng/kg, nông dân lỗ nặng.

Ghi nhận tại huyện Trà Ôn, hàng ngàn hecta cam sành đang cho trái chín vàng nhưng thương lái chưa đến mua.

Ghi nhận tại huyện Trà Ôn, hàng ngàn hecta cam sành đang cho trái chín vàng nhưng thương lái chưa đến mua.

Vườn cam sành rộng hơn 1,5 hecta của nông dân Trần Anh Thoại (ngụ xã Thới Hòa, huyện Trà Ôn) đã vào vụ thu hoạch. Theo nhà vườn, trong khoảng 10 ngày, nếu không có người đến mua thì phải cắt bỏ. 

Vườn cam sành rộng hơn 1,5 hecta của nông dân Trần Anh Thoại (ngụ xã Thới Hòa, huyện Trà Ôn) đã vào vụ thu hoạch. Theo nhà vườn, trong khoảng 10 ngày, nếu không có người đến mua thì phải cắt bỏ. 

Gia đình ông Phan Văn Trí (ngụ xã Thới Hòa) đứng ngồi không yên khi giá cam rớt thê thảm. Ông Trí thuê 7 công đất (1.000m2/công) để trồng cam và đầu tư hết 150 triệu đồng. Với giá cam hiện nay, ông Trí rầu rĩ suốt mấy ngày qua vì lỗ hơn 100 triệu đồng.

Gia đình ông Phan Văn Trí (ngụ xã Thới Hòa) đứng ngồi không yên khi giá cam rớt thê thảm. Ông Trí thuê 7 công đất (1.000m2/công) để trồng cam và đầu tư hết 150 triệu đồng. Với giá cam hiện nay, ông Trí rầu rĩ suốt mấy ngày qua vì lỗ hơn 100 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Nhân, thương lái mua cam ở huyện Trà Ôn cho biết, hiện tại giá cam mua tại vườn từ 1.000 - 3.000 đồng/kg. Cam xấu khoảng 1.000 đồng/kg, còn cam đẹp khoảng 2.000 đến 3.000 đồng/kg. “Đây là lần đầu tiên, giá cam giảm thê thảm như vậy”, anh Nhân nói.

Anh Nguyễn Văn Nhân, thương lái mua cam ở huyện Trà Ôn cho biết, hiện tại giá cam mua tại vườn từ 1.000 - 3.000 đồng/kg. Cam xấu khoảng 1.000 đồng/kg, còn cam đẹp khoảng 2.000 đến 3.000 đồng/kg. “Đây là lần đầu tiên, giá cam giảm thê thảm như vậy”, anh Nhân nói.

Ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn cho biết, h uyện Trà Ôn có 21.000 hecta đất nông nghiệp. Diện tích trồng cam tăng rất nhanh, đến đầu năm 2023 lên đến hơn 9.500 hecta. Trong đó, xã Thới Hòa đã chuyển trồng cam sành gần 100%. Các xã có trên 1.000 hecta trồng cam sành như: Hòa Bình, Thuận Thới, Hựu Thành, Trà Côn.

Ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn cho biết, h uyện Trà Ôn có 21.000 hecta đất nông nghiệp. Diện tích trồng cam tăng rất nhanh, đến đầu năm 2023 lên đến hơn 9.500 hecta. Trong đó, xã Thới Hòa đã chuyển trồng cam sành gần 100%. Các xã có trên 1.000 hecta trồng cam sành như: Hòa Bình, Thuận Thới, Hựu Thành, Trà Côn.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn, các hộ dân chuyển đổi trồng cam sành trên đất lúa kém hiệu quả ở địa phương. Trước đây, nhiều hộ giàu lên từ cây cam sành này nhưng hiện tại diện tích trồng cam tăng cao.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn, các hộ dân chuyển đổi trồng cam sành trên đất lúa kém hiệu quả ở địa phương. Trước đây, nhiều hộ giàu lên từ cây cam sành này nhưng hiện tại diện tích trồng cam tăng cao.

“Đa phần các hộ lỗ vốn là do trồng tự phát, trồng mới, còn các hộ trồng từ lâu đã có đầu mối vẫn bán được lấy vốn và có lời”, lãnh đạo Phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn cho hay.

“Đa phần các hộ lỗ vốn là do trồng tự phát, trồng mới, còn các hộ trồng từ lâu đã có đầu mối vẫn bán được lấy vốn và có lời”, lãnh đạo Phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn cho hay.

Làm chòi nuôi loài thú ăn đêm, không phải chăm, không cần cho ăn vẫn kiếm nửa triệu đồng/ngày

Mô hình nuôi dơi lấy phân đã giúp nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập đáng kể.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Vĩnh ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN