Cám cảnh trại lợn tiền tỷ trống trơn, người nuôi ‘treo chuồng’

Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, chi phí khác đồng loạt vượt giá, trong khi giá lợn bán ra giảm, người chăn nuôi lợn ở Nghệ An nuôi cầm chừng, có hộ buộc phải “treo chuồng”.

Với tổng đàn lợn hơn 500 con, ông Trần Đức Kiên (SN 1974, trú xóm Tân Đông, xã Tân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) cho biết mỗi tháng trang trại xuất bán ra thị trường 120 con lợn thịt thương phẩm. Nhưng với giá lợn hơi hiện nay chỉ khoảng 47.000 đồng/kg, thì người nuôi hoàn toàn ‘trắng tay’, đó là chưa tính công chăm sóc. Nếu tình trạng này kéo dài, trang trại lợn của ông rất khó cầm cự.

Với tổng đàn lợn hơn 500 con, ông Trần Đức Kiên (SN 1974, trú xóm Tân Đông, xã Tân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) cho biết mỗi tháng trang trại xuất bán ra thị trường 120 con lợn thịt thương phẩm. Nhưng với giá lợn hơi hiện nay chỉ khoảng 47.000 đồng/kg, thì người nuôi hoàn toàn ‘trắng tay’, đó là chưa tính công chăm sóc. Nếu tình trạng này kéo dài, trang trại lợn của ông rất khó cầm cự.

“Hai năm 2018, 2019, gia đình mất trắng vì dịch tả lợn châu Phi hoành hành. Từ đó đến nay, có thời điểm giá lợn lên đến 90.000 đồng/kg, nhưng sau đó giảm dần và hiện còn mức dưới 50.000 đồng/kg. Giá lợn giảm, trong khi chi phí thức ăn tăng khiến người nuôi thua lỗ. Chuồng trại đã đầu tư tiền tỷ, nợ vay ngân hàng vẫn phải gánh lãi”, ông Kiên than thở.

“Hai năm 2018, 2019, gia đình mất trắng vì dịch tả lợn châu Phi hoành hành. Từ đó đến nay, có thời điểm giá lợn lên đến 90.000 đồng/kg, nhưng sau đó giảm dần và hiện còn mức dưới 50.000 đồng/kg. Giá lợn giảm, trong khi chi phí thức ăn tăng khiến người nuôi thua lỗ. Chuồng trại đã đầu tư tiền tỷ, nợ vay ngân hàng vẫn phải gánh lãi”, ông Kiên than thở.

Tại Nghệ An, nhiều hộ dân không còn mặn mà với việc nuôi lợn. Họ chấp nhận “treo chuồng” nhiều tháng nay.

Tại Nghệ An, nhiều hộ dân không còn mặn mà với việc nuôi lợn. Họ chấp nhận “treo chuồng” nhiều tháng nay.

“Nuôi một con lợn từ khi mới thả giống đến khi xuất bán, tính ra lỗ tiền triệu một con. Càng nuôi càng lỗ nên ba tháng nay gia đình tôi đóng chuồng, xem tình hình thế nào rồi mới nuôi tiếp”, anh Trần Đình Đường (SN 1984, trú xã Tân Thành, huyện Yên Thành) cho biết.

“Nuôi một con lợn từ khi mới thả giống đến khi xuất bán, tính ra lỗ tiền triệu một con. Càng nuôi càng lỗ nên ba tháng nay gia đình tôi đóng chuồng, xem tình hình thế nào rồi mới nuôi tiếp”, anh Trần Đình Đường (SN 1984, trú xã Tân Thành, huyện Yên Thành) cho biết.

Nhiều tháng nay, gia đình anh Đường quyết định 'treo chuồng' để cắt lỗ

Nhiều tháng nay, gia đình anh Đường quyết định 'treo chuồng' để cắt lỗ

Cám cảnh trại lợn tiền tỷ trống trơn, người nuôi ‘treo chuồng’ - 6

Tại một số nông hộ, khu vực chăn nuôi lợn trở thành nơi nuôi ngan, gà....

Tại một số nông hộ, khu vực chăn nuôi lợn trở thành nơi nuôi ngan, gà....

Ông Lê Văn Hồng - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thành - cho biết: “Toàn huyện có hơn 80.000 con lợn tập trung ở các xã Tân Thành, Kim Thành, Tiến Thành,... Thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi lợn, các chi phí khác đều tăng cao, trong khi giá lợn hơi, lợn giống giảm. Nghịch lý này đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người nuôi, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quy mô, tổng đàn, cơ cấu kinh tế. Trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung chỉ đạo các địa phương có thế mạnh về chăn nuôi xây dựng hệ thống trang trại liên kết chuỗi nhằm ổn định đầu ra và cân bằng giá cả, rút ngắn các khâu trung gian”.

Ông Lê Văn Hồng - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Thành - cho biết: “Toàn huyện có hơn 80.000 con lợn tập trung ở các xã Tân Thành, Kim Thành, Tiến Thành,... Thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi lợn, các chi phí khác đều tăng cao, trong khi giá lợn hơi, lợn giống giảm. Nghịch lý này đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người nuôi, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quy mô, tổng đàn, cơ cấu kinh tế. Trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung chỉ đạo các địa phương có thế mạnh về chăn nuôi xây dựng hệ thống trang trại liên kết chuỗi nhằm ổn định đầu ra và cân bằng giá cả, rút ngắn các khâu trung gian”.

Ông Ngô Đức Quỳnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2022 tác động kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi đầu năm 2023, giá bán một số sản phẩm cũng vì thế mà giảm.

Ông Ngô Đức Quỳnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2022 tác động kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi đầu năm 2023, giá bán một số sản phẩm cũng vì thế mà giảm.

Ông Quỳnh khuyến cáo người dân nên tập trung công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn lợn để không bị thiệt hại kép do giá thấp và dịch bệnh bùng phát. Cải tiến, nâng cao chất lượng con giống để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Áp dụng các công thức phối trộn để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương (ngô, lúa, cám ngô, đậu tương, khô dầu lạc, cá ...) và các phụ phẩm (rau, củ) làm thức ăn chăn nuôi lợn nhằm giảm chi phí thức ăn công nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Số liệu của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, toàn tỉnh có tổng đàn lợn đạt gần 960.000 con. Hiện toàn tỉnh có 970 trang trại chăn nuôi (theo quy mô của Luật Chăn nuôi). Trong đó, có 438 trang trại lợn bao gồm 24 trang trại quy mô lớn, 75 trang trại quy mô vừa và 339 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ.

Ông Quỳnh khuyến cáo người dân nên tập trung công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn lợn để không bị thiệt hại kép do giá thấp và dịch bệnh bùng phát. Cải tiến, nâng cao chất lượng con giống để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Áp dụng các công thức phối trộn để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương (ngô, lúa, cám ngô, đậu tương, khô dầu lạc, cá ...) và các phụ phẩm (rau, củ) làm thức ăn chăn nuôi lợn nhằm giảm chi phí thức ăn công nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Số liệu của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, toàn tỉnh có tổng đàn lợn đạt gần 960.000 con. Hiện toàn tỉnh có 970 trang trại chăn nuôi (theo quy mô của Luật Chăn nuôi). Trong đó, có 438 trang trại lợn bao gồm 24 trang trại quy mô lớn, 75 trang trại quy mô vừa và 339 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ.

Thịt lợn kênh phân phối lớn có giá cao hơn chợ dân sinh?

Theo chuyên gia, hiện nay, các nhà phân phối lớn chưa thực sự công bằng với người tiêu dùng nên dù khuyến mại, giá thịt lợn bán lẻ ở kênh này vẫn cao hơn kênh truyền thống....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hiền ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN