Cách ly xã hội: Yêu cầu khẩn trương mở điểm bán hàng dã chiến

Bộ Công thương vừa yêu cầu các địa phương mở các điểm bán hàng dã chiến bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong mọi tình huống cách ly xã hội.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương mở điểm bán hàng dã chiến phục vụ người dân trong mọi tình huống cách ly xã hội

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương mở điểm bán hàng dã chiến phục vụ người dân trong mọi tình huống cách ly xã hội

Khẩn trương mở điểm bán hàng dã chiến

Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương vừa có công văn yêu cầu các Sở Công thương (Sở CT) mở các điểm bán hàng mới (tạm thời, dã chiến...) để bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong mọi tình huống, bảo đảm giãn cách xã hội.

Cụ thể, yêu cầu Sở CT các địa phương cần theo dõi sát diễn biến dịch bệnh trên địa bàn, đôn đốc, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối hàng nhu yếu phẩm được phép tiếp tục hoạt động; Tổ chức các điểm bán hàng lưu động để phục vụ người dân trong các khu vực bị cách ly (nếu có).

Đồng thời, cần tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối tổ chức các điểm bán hàng mới (các điểm bán hàng tạm thời, lưu động, dã chiến…) để bảo đảm cung ứng thường xuyên, liên tục nhu yếu phẩm cho người dân trong trường hợp các điểm bán hàng thuộc hệ thống của các doanh nghiệp phân phối hàng nhu yếu phẩm trên địa bàn bị đóng cửa vì các lý do dịch bệnh (như có trường hợp nhiễm bệnh trong khu vực của điểm bán hàng…) hoặc thực hiện phương án giảm mật độ người dân đến mua sắm.

Ngoài ra, hướng dẫn việc tổ chức hoạt động cho các điểm bán hàng nhu yếu phẩm (như chợ và các điểm bán hàng của doanh nghiệp phân phối) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm vừa bảo đảm cung ứng liên tục các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu vừa bảo đảm an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19...

Hà Nội đã chuẩn bị cho kịch bản 5 cấp độ

Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, Bộ Công thương đã giao Sở CT Hà Nội xây dựng kịch bản ứng phó trong tình huống xấu nhất.

Theo đó, Sở CT Hà Nội đã cử cán bộ phối hợp chặt chẽ với đầu mối tại các quận, huyện, thị xã và các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nắm chắc về tình hình hàng hóa, giá cả để kịp thời chỉ đạo các đơn vị bổ sung ngay hàng hóa tại các điểm bán thiếu hàng trong hệ thống hoặc chỉ đạo các doanh nghiệp khác tổ chức bán hàng lưu động để kịp thời cung cấp đủ hàng hóa phục vụ nhân dân.

Trường hợp nhiều điểm bán trên 1 địa bàn phải ngừng kinh doanh, nhu cầu mua hàng tăng cao (từ 50-100%) so với ngày bình thường thì tổ chức điều động kịp thời các đơn vị khác hỗ trợ đưa hàng đến khu vực thiếu hoặc tổ chức cung ứng hàng lưu động để đáp ứng nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu người dân trong lúc cấp bách nhất.

Đồng thời, Sở CT Hà Nội đã xác định kịch bản và lượng hàng hóa phục vụ cho các khu vực bị cách ly theo 5 cấp độ với mức độ cao nhất là từ trên 3.000 đến 30.000 trường hợp mắc khiến cho khoảng trên 2 triệu người dân Thành phố có nguy cơ lây nhiễm cao.

Dự kiến định mức nhu yếu phẩm cho 1 người trong 28 ngày như sau: Gạo 16,8kg, thịt lợn 1,26kg, thịt trâu, bò 0,56 kg; Thịt gia cầm 1,4 kg, trứng gia cầm 14 quả; Thủy hải sản đông lạnh 1,45 kg; Thực phẩm chế biến 1,26 kg; Rau củ 8.96kg; Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô,... ) 56 gói; Sữa uống (cho học sinh từ mẫu giáo đến cấp 3) 11 lít; Gia vị (muối ăn, bột canh) 0,14kg, dầu ăn 0,84 lít; Nước đóng chai 56 lít; Khẩu trang kháng khuẩn 6 chiếc; Khẩu trang y tế 84 chiếc, nước sát khuẩn 200ml; Giấy vệ sinh 2 cuộn.

Nhiều loại rau củ quả Việt Nam rớt giá rẻ như cho vì Covid-19

Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, một số loại trái cây còn hạ giá thấp đến mức cần người dân “giải cứu”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN