Các chủ nhà máy chế biến dăm "chết đứng" vì trạm thu mua tự phát

Sự kiện: Kinh Doanh

Không chỉ gặp khó khăn trong tiêu thụ, mấy tháng gần đây sự xuất hiện như "nấm sau mưa" của các trạm thu mua tự phát tại các huyện miền núi Quảng Ngãi, với nhiều thủ đoạn không lành mạnh để giành mua gỗ keo chở đi nơi khác bán được ví như những sợi dây thòng lọng, đang thít cổ các nhà máy chế biến dăm gỗ các địa phương này.

Theo lời nhiều chủ nhà máy chế biến dăm gỗ tỉnh Quảng Ngãi thì cách đây 3 năm, trước sự đầu tư xây dựng nhà máy dăm ồ ạt và tràn lan, dẫn đến thiếu và tranh giành nhiên liệu hoạt động làm hàng loạt chủ nhà máy lâm vào cảnh phá sản nợ nần. Theo đó cấp thẩm quyền tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành lệnh cấm cấp phép xây nhà máy mới. Nhờ vậy mà hoạt động của các nhà máy dăm tạm được ổn định.

Một trong số những trạm thu mua gỗ keo nhiên liệu tự phát tại huyện Sơn Hà.

Một trong số những trạm thu mua gỗ keo nhiên liệu tự phát tại huyện Sơn Hà.

Tuy nhiên vài tháng trở lại đây "sóng dữ" của ngành này lại tái xuất, đặc biệt là đối với số nhà máy ở các huyện miền núi như Sơn Hà, Ba Tơ, Trà Bồng... Đó là sự xuất hiện nhiều như "nấm sau mưa" của trạm thu mua tự phát có phép lẫn không phép, giành mua keo gỗ chở về bán cho các nhà máy dăm dưới đồng bằng.

Theo thống kê sơ bộ ở một số huyện Nghĩa Hành, Sơn Hà, Ba Tơ và Sơn Tây có ít nhất 10 trạm thu mua gỗ keo tự phát có phép lẫn không phép đang hoạt động. Tại nhiều huyện các trạm thu mua này nằm cách nhà máy chế biến của địa phương chỉ vài ngàn mét, như ở huyện Nghĩa Hành, Sơn Hà.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng huyện Sơn Tây phát hiện trong giấy phép kinh doanh của 2 công ty, xí nghiệp không đăng ký, nhưng vẫn thu mua gỗ nhiên liệu trên địa bàn.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng huyện Sơn Tây phát hiện trong giấy phép kinh doanh của 2 công ty, xí nghiệp không đăng ký, nhưng vẫn thu mua gỗ nhiên liệu trên địa bàn.

Trao đổi với PV Báo Dân Việt, ông Đinh Quang Ven, Quyền Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, cho biết: "Qua kiểm tra, cơ quan chức năng huyện phát hiện trong giấy phép kinh doanh của công ty TNHH MTV xây dựng - thương mại Tân Tạo Tiến và Xí nghiệp xây dựng Tấn Nguyên không đăng ký nhưng vẫn thu mua gỗ nhiên liệu trên địa bàn. Chính quyền đã báo cáo và đang chờ hướng dẫn, trả lời từ cơ quan chức năng tỉnh để xử lý".

Qua tìm hiểu, quan sát tại nhiều trạm thu mua không phép ở các huyện miền núi Sơn Hà, Ba Tơ dù khuôn viên diện tích chỉ khoảng 1000m2, nhưng lượng gỗ thu mua tại các trạm này ước cả trăm tấn gỗ keo/ngày, nhiều lên đến 200 tấn/ngày. Toàn bộ gỗ keo mua tại trạm được đưa lên xe đầu kéo chờ đến giữa trưa, đêm tối khi lực lượng chức năng không làm việc thì chở về xuôi bán.

Một xe chở gỗ keo quá tải trên đường từ miền núi về đồng bằng đang nằm "né" sự kiểm tra của lực lượng chức năng.

Một xe chở gỗ keo quá tải trên đường từ miền núi về đồng bằng đang nằm "né" sự kiểm tra của lực lượng chức năng.

Ông Nguyễn Bằng, đại diện một cơ sở chế biến dăm, lắc đầu: "Để đầu tư nhà máy có công suất khoảng 1000-2000 tấn gỗ keo/ngày ngoài số tiền đầu tư vài chục tỷ đồng/nhà máy, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có sự đánh giá và tính toán kỹ nguồn nhiên liệu ở nơi đặt nhà máy. Bởi lẽ đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự sống còn của NM".

Nhưng sự xuất hiện ồ ạt của các trạm thu mua tự phát với nhiều thủ đoạn: Liên tục đẩy giá cao hơn, ép số tài xế chở thuê phải chở vào bán... dẫn đến nhiều nhà máy tại chỗ "đói" nhiên liệu phải giảm công suất xuống còn 40-50% so với thiết kế, thậm chí không ít thời điểm phải dừng, hoặc hoạt động theo kiểu cầm hơi.

Một trong những "núi" dăm gỗ tồn đang chờ tiêu thụ tại một NM chế biến ở Quảng  Ngãi.

Một trong những "núi" dăm gỗ tồn đang chờ tiêu thụ tại một NM chế biến ở Quảng  Ngãi.

"Kinh tế thị trường thì phải cạnh tranh là điều tất yếu. Chúng tôi cũng không dại và cũng không dám chơi trò ép giá để người trồng keo chở đi nơi khác bán, còn nhà máy thiếu nhiên liệu. Vì vậy cấp thẩm quyền của tỉnh Quảng Ngãi xem xét, chấn chỉnh hoạt động các trạm thu mua tự phát với những kiểu cạnh tranh không lành mạnh để giúp các nhà máy, đặc biệt là số đứng chân tại các vùng nhiên liệu ổn định hoạt động", chủ nhà máy dăm đề nghị.

Được biết thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến việc tiêu thụ dăm gỗ tại 22 nhà máy chế biến trong tỉnh còn ồn ứ ước lên trên nữa triệu tấn.

Quảng Ngãi: Dăm gỗ ứ như núi, doanh nghiệp chế biến đang ”thở oxy”

Hiện lượng gỗ dăm ở 2 nhà máy ở Quảng Ngãi tồn ước lên đến 60.000 tấn, chưa biết đến bao giờ mới tiêu thụ hết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Công Xuân ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN