Cả nhà trông vào vườn nhót nhưng mất giá
Cha mẹ già đã ngoài 70 tuổi vẫn phải nuôi người con trai 41 tuổi bị nhiễm chất độc màu da cam nay càng khó khăn vì giá nhót thấp hơn so với những năm trước
Đã sang những ngày cuối mùa nên trên cành chỉ còn những quả nhót kích cỡ vừa đang chờ được chín.
Đến với vườn nhót của ông Cảnh (Chợ Sấu, Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội), tuy chỉ vỏn vẹn 6-7 gốc cây nhưng nhờ có số nhót này mà gia đình ông cũng có thêm một số tiền để trang trải cuộc sống gia đình.
Theo lời kể của ông Cảnh, giá nhót năm nay thấp nhiều hơn so với năm trước. Đầu mùa của năm ngoái bán tới 50.000 đồng – 60.000 đồng/kg nhưng năm nay chỉ được cao nhất là 40.000 đồng, quả nhỏ chỉ bán được giá 20.000 đồng/kg. “Năm nay thất thu so với những năm trước rất nhiều, có năm còn thu được đến 50 triệu chứ năm nay thì cao lắm được hơn 10 triệu thôi”, ông Cảnh bộc bạch.
Không chỉ giá thấp hơn, người thu mua còn rất kỹ tính trong việc lựa chọn quả. Quả nhót muốn bán phải chín đều, không có vết xước hay lỗi nhỏ nào. Do đó, gia đình ông phải lọc quả thật cẩn thận rồi mới đem bán.
Vợ ông Cảnh chia sẻ: “Những quả bị cào xước, chọc bởi cành sẽ bị lọc ra và vứt đi vì bên thương lái họ sẽ không mua. Mỗi thùng đựng đều phải ghi tên của mình nến nếu cố tình nhét quả hỏng vào thùng thì họ sẽ không bao giờ thu mua quả của vườn mình nữa”.
Để tránh trường hợp quả bị bầm dập trong quá trình di chuyển, gia đình ông cảnh xếp một lớp báo ở giữa lớp quả. Xếp quả cũng phải theo hàng, không được để chồng, chen lấn lên nhau.
Được biết, ông Cảnh là một trong những người đầu tiên mang cây nhót về xã để trồng bán. Đến nay, gia đình ông đã trồng nhót được hơn 20 năm và từng được trao giải thưởng người làm kinh tế giỏi.
“Bây giờ nhà nhà trồng nhót, người người trồng nhót, không còn cảnh thương gia phải đến từng nhà thu mua nữa, nên giá cũng thấp hẳn. Hơn thế, người ta không còn chuộng loại quả này như ngày xưa, người trồng nhót cũng phải chịu cảnh giá thấp chứ không biết làm thế nào”, ông Cảnh chia sẻ.
Hoàn cảnh gia đình ông Cảnh khá khó khăn khi hai người mẹ già phải nuôi cậu con trai 41 tuổi không may mắc chất độc màu da cam.
Ông Cảnh là cựu chiến binh đã về từng chiến đấu ngoài chiến trường hơn chục năm, đến năm 1978 ông mới trở về nhà để làm kinh tế. Tuy nhiên, người con đầu tiên của ông lại không may nhiễm chất độc màu da cam do ảnh hưởng từ chiến tranh.
Như gia đình ông Cảnh, bà Yên (65 tuổi, Chợ Sấu) cũng bị ảnh hưởng bởi giá nhót giảm. “Năm ngoái là năm đầu tiên trồng nhót, quả không nhín nhiều, lại dịch Covid nên cũng chẳng bán được, lãi ít. Năm nay giá nhót lại thấp, thành ra trồng 24 cây mà thu về có hơn 10 triệu”, bà Yên chia sẻ.
Gia đình bà Vân là hộ gia đình bán được giá nhót khấm khá nhất so với các hộ khác. Lái buôn đến nhà chọn lọc quả và mua với giá 22.000 đồng.
Vì gia đình đã buôn bán nhót hơn chục năm, quả chín đều và có chất lượng nên giá nhót nhỉnh hơn, tuy nhiên, bà Vân cũng chia sẻ: “Giá nhót chỉ cao được mấy ngày đầu mùa, càng về sau giá càng rẻ mặc dù vị nhót thì vẫn ngọt, quả vẫn tròn đều. Gia đình đã cố gắng hái lượm nhiều quả ở đầu mùa vụ để bán giá cao nhưng vẫn không khá hơn”.
Cứ mỗi năm, đến tháng 3 khi mùa nhót chín, những người dân tại xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội) lại tất bật...
Nguồn: [Link nguồn]