Buôn lậu, xăng dầu giả phức tạp ở phía Nam: Giấy phép là điều sống còn!

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Để ngăn xăng lậu, giả lộng hành, theo TS Võ Đình Trí, cần giảm các tầng nấc trung gian và siết chặt việc xử lý vi phạm, cấp phép xăng dầu...

Buôn lậu, xăng dầu giả, kém chất lượng diễn biến phức tạp

Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Thanh tra Chính phủ, cung cấp thông tin phục vụ việc thanh tra về chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý nhà nước về xăng dầu.

Theo đó, Bộ Công thương cho biết, tình hình buôn lậu, xăng dầu giả, kém chất lượng diễn biến phức tạp, nhất là địa bàn các tỉnh phía Nam và một số tỉnh miền Trung.

Điển hình là vụ việc Công an tỉnh Đồng Nai triệt phá đường dây sản xuất, điều chế hơn 200 triệu lít xăng dầu giả, làm hóa đơn giả hợp thức hóa xăng dầu giả.

Khám xét các tàu chở xăng lậu trong đường dây Phan Thanh Hữu, thuộc chuyên án xăng giả lớn nhất từ trước đến nay

Khám xét các tàu chở xăng lậu trong đường dây Phan Thanh Hữu, thuộc chuyên án xăng giả lớn nhất từ trước đến nay

Hay tình trạng khan hiếm xăng dầu, dẫn tới tình trạng buôn lậu xăng dầu gia tăng, chủ yếu tuyến biển như Đông Bắc, miền Trung và Tây Nam, trước việc Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cắt giảm công suất, giảm nguồn cung, biến động giá thế giới.

Theo Bộ Công thương, việc đảm bảo nguồn cung có hạn chế. Có lúc, thị trường có biến động, bất ổn hoặc nhu cầu tăng, nguồn cung trong nước không ổn định hoặc không có cam kết đảm bảo cung ứng từ các nhà máy lọc dầu…

Bởi vậy, Bộ này đề xuất Chính phủ đầu tư từ ngân sách trong dự trữ để đảm bảo an ninh năng lượng và bình ổn thị trường, gắn định hướng phát triển thị trường để tăng tính cạnh tranh, tăng năng lực cung ứng;

Đồng thời, rà soát lại các loại thuế đang áp dụng nhằm góp phần bình ổn thị trường, bổ sung biên chế, kinh phí, trang thiết bị chuyên dùng cho lực lượng chức năng quản lý thị trường xăng dầu, sửa đổi quy định liên quan về xử lý vi phạm…

Cách nào làm sạch thị trường xăng dầu?

Trước thực trạng đó, TS. Võ Đình Trí cho hay, dự báo nhu cầu xăng dầu của Việt Nam trong năm 2022 khoảng 21 triệu m3, tính về giá trị khoảng 420.000 tỷ đồng (hay 18 tỷ USD)

“Rõ ràng đây là một thị trường có quy mô lớn và ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế, nên tính hiệu quả và minh bạch của thị trường cần được quan tâm nhiều hơn”, TS Võ Đình Trí nhấn mạnh.

Nói về “vùng xám” của thị trường bán lẻ xăng dầu hiện nay, theo TS Võ Đình Trí, hệ thống bán lẻ xăng dầu của Việt Nam hiện qua quá nhiều tầng nấc.

Như là, thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý bán lẻ, và thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.

Trong khi đó, ở nhiều nước, đơn cử như nước Pháp, xăng dầu được phân phối chủ yếu qua hệ thống trạm xăng của các tập đoàn năng lượng (TotalEnergies, BP, Aviva…), hay các hệ thống chuỗi bán lẻ lớn (E.Leclerc, Carrefour, Auchan…). Tức là, xăng dầu đến tay người tiêu dùng hầu như là trực tiếp từ đầu mối.

Công ty Cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm - DN đầu mối bị tước giấy phép vào hối tháng 4 năm ngoái, do buôn bán xăng dầu lậu, giả, và được cấp lại không lâu sau đó, và lại tiếp tục bị tước. Theo giới chuyên môn, cần rà soát lại một cách kỹ lưỡng, thận trọng...dứt khoát thu hồi giấy phép nếu không đủ điều kiện.

Công ty Cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm - DN đầu mối bị tước giấy phép vào hối tháng 4 năm ngoái, do buôn bán xăng dầu lậu, giả, và được cấp lại không lâu sau đó, và lại tiếp tục bị tước. Theo giới chuyên môn, cần rà soát lại một cách kỹ lưỡng, thận trọng...dứt khoát thu hồi giấy phép nếu không đủ điều kiện.

Như vậy để thấy, việc có quá nhiều tầng bậc trung gian không những khiến giá xăng dầu đội chi phí mà còn khó quản lý, nhiều hệ lụy như tình trạng buôn lậu, làm giả, …

Do vậy, TS Võ Đình Trí nhấn mạnh, xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, nên giấy phép kinh doanh là điều sống còn với các doanh nghiệp trong thị trường này.

Dẫn chứng sự việc 7 doanh nghiệp đầu mối bị rút giấy phép mới đây, khiến nhiều doanh nghiệp khác lo lắng vì việc cập nhật thông tin chậm trễ, khiến họ vẫn thực hiện các giao dịch mua bán với các doanh nghiệp đầu mối vi phạm, và có nguy cơ bị vạ lây (theo quy định, lượng xăng dầu mua bán sau thời điểm doanh nghiệp đầu mối bị rút giấy phép là bất hợp pháp).

TS Võ Đình Trí bày tỏ, trách nhiệm ở đây là ở việc công bố thông tin nhanh chóng, kịp thời từ cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp vi phạm.

“Lẽ thường, thông tin phải được gửi đi qua nhiều kênh như thông báo trực tiếp đến các doanh nghiệp có liên quan và trên cổng thông tin đại chúng”, TS Võ Đình Trí nói.

Muốn đảm bảo và nâng cao lợi ích của người tiêu dùng, và ngăn chặn tình trạng xăng giả lộng hành, TS Võ Đình Trí nhấn mạnh, cần thay đổi hệ thống phân phối hiện nay theo hướng giảm các tầng nấc trung gian và siết chặt việc xử lý vi phạm, cấp phép xăng dầu.

"Nên sắp xếp lại việc cấp phép thương nhân đầu mối, yêu cầu cao hơn về vốn, điều kiện kinh doanh, để chỉ những doanh nghiệp đủ lực mới được làm... nhà nước dễ kiểm soát hơn", TS Võ Đình Trí nói và cho rằng, việc quản lý giá cũng nên để thị trường quyết định và tiệm cận với giá theo thời gian thực. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ tập trung quản lý chất lượng hàng hóa, và đảm bảo cơ chế cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường...

Sau khi giảm 8.000 đồng/lít, ngày mai giá xăng sẽ ra sao?

Bình quân giá của giá xăng nhập khẩu kỳ này đang cao hơn kỳ điều chỉnh trước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN