Bông hoa giấy bị người Việt chê, lên Amazon bán 600.000 đồng

Sự kiện: Kinh Doanh

Một công ty chế biến gỗ tại Bình Dương khá bất ngờ khi thấy sản phẩm của mình được xuất khẩu và bán tại WalMart- hệ thống bán lẻ hàng đầu của Mỹ...

Doanh nghiệp Việt cần thay đổi cách thức bán hàng

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa phối hợp cùng nhiều đơn vị tổ chức Diễn đàn "Đối đầu Thương mại Mỹ-Trung và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU" tại TP.HCM.

Tại đây, Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phó Trưởng ban pháp chế VCCI đưa ra cá số liệu thực tế trong 5 tháng đầu năm nay, trừ thị trường Mỹ, xuất khẩu từ Việt Nam đi tất cả các thị trường đều giảm tốc. Trong đó thị trường Trung Quốc giảm mạnh nhất và chúng ta đang phải chịu thâm hụt thương mại với nước này khi họ tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu từ Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch VECOM, cho rằng để không bị động, doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần phải đa dạng hóa thị trường, tận dụng lợi thế công nghệ tiên tiến để xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường mới. Mà trong ngắn hạn xuất khẩu trực tuyến là một trong những kênh hiệu quả nhất để nhanh chóng tiếp cận tới mọi thị trường, bao gồm những thị trường đang có tranh chấp thương mại. Còn trong dài hạn, xuất khẩu trực tuyến là xu hướng tất yếu giúp mở rộng thị trường, giảm chi phí, tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng…

Ông Hưng nhận định xuất khẩu trực tuyến là xu hướng tất yếu giúp mở rộng thị trường. Ảnh: Thu Hà.

Ông Hưng nhận định xuất khẩu trực tuyến là xu hướng tất yếu giúp mở rộng thị trường. Ảnh: Thu Hà.

Ông Phạm Tấn Đạt, CEO Fado cho rằng DN Việt Nam lâu nay chỉ xuất khẩu tại chỗ tức bán cho đối tác nước ngoài tại kho hoặc tại cảng. Ông dẫn câu chuyện của một DN chế biến gỗ tại Bình Dương khá bất ngờ khi thấy sản phẩm của mình được xuất khẩu và bán tại WalMart - hệ thống bán lẻ hàng đầu của Mỹ.

Ông cho rằng nếu chủ động xuất khẩu thông qua các sàn TMĐT, DN sẽ cắt bỏ được các khâu trung gian, đồng thời tăng khả năng xuất khẩu trực tuyến ra các nước trên thế giới.

Hiện hai sàn thương mại điện tử Amazon và Alibaba đều đang đẩy mạnh hoạt động thu hút các DN Việt Nam tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử của mình. Đây được đánh giá là cơ hội lớn cho DN bởi chỉ tính riêng số lượng tài khoản người mua hàng trên Amazon đã lên tới 300 triệu, còn Alibaba vào khoảng 260 triệu.

Ông Trần Qúy Hiến, FBA Freedom nhận định, thực tế cho thấy có nhiều sản phẩm thương hiệu Việt được người tiêu dùng quốc tế biết đến thông qua TMĐT. “Lấy ví dụ trên Amazon, gian hàng của một bạn nữ người Việt bán một bông hoa làm từ giấy với giá 30 USD/bông, tức hơn 600.000 đồng. Với mức giá đó, loại hoa đó Việt Nam sẽ ít ai mua, nhưng quốc tế lại rất nhiều”, ông Hiến chia sẻ

TS. Nguyễn Bình Minh, Phó chủ nhiệm khoa Thương mại điện tử, Đại học thương mại chỉ ra rằng nếu như kênh phân phối truyền thống của người Việt dần bị mất đi như thị trường dần rơi vào tay người Thái khi họ mua Big C và Metro thì thương mại điện tử là nơi để DN đưa hàng Việt tới tay người tiêu dùng trong và ngoài nước một cách trực tiếp.

Tận dụng kênh thương mại điện tử

Các chuyên gia nhận định sẽ có rất nhiều lợi ích khi DN Việt tham gia sàn xuất khẩu trực tuyến như việc xây dựng và định vị thương hiệu sẽ trở nên nhanh chóng. Ngoài ra DN còn có thể vượt qua rào cản địa lý để tìm kiếm khách hàng giúp giảm bớt nhiều chi phí kinh doanh.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), dự báo, TMĐT xuyên biên giới sẽ tăng lên mức 3,3 nghìn tỉ USD trong hai năm tới. Do đó xuất khẩu qua môi trường TMĐT là xu thế tất yếu và cũng là phương thức nhanh nhất giúp DN có được đơn hàng một cách nhanh chóng.

Dự báo, TMĐT xuyên biên giới sẽ tăng lên mức 3,3 nghìn tỉ USD trong hai năm tới. Ảnh: Thu Hà.

Dự báo, TMĐT xuyên biên giới sẽ tăng lên mức 3,3 nghìn tỉ USD trong hai năm tới. Ảnh: Thu Hà.

Tuy nhiên khi tham gia kinh doanh xuyên biên giới, doanh nghiệp phải hiểu và chuyên nghiệp trong tuân thủ luật, thông lệ quốc tế. Thách thức lớn của DN là làm sao cho hàng hóa lưu thông, nên thanh toán được xem như một phần quan trọng để kiểm soát quá trình giao dịch hay quản trị rủi ro trong giao vận quốc tế cần mua bảo hiểm xuất khẩu.

Để hỗ trợ DN Việt tham gia vào môi trường TMĐT, Cục Xúc tiến thương mại đang tham mưu, đề xuất xây dựng điều chỉnh các cơ chế chính sách về xúc tiến thương mại như việc mở tài khoản, duy trì tài khoản/tư cách thành viên, xây dựng quy trình đánh mã, quản lý kho các sản phẩm dự định bán trên TMĐT...

Theo ông Phú, hiện Cục Xúc tiến thương mại đã hợp tác cùng Amazon trong việc xây dựng phát triển thương hiệu Việt qua sàn bằng cách mở các lớp đào tạo cho DN hiểu về TMĐT, các kỹ năng bán hàng toàn cầu trên Amazon...

Ông Nguyễn Duy Minh, CEO IM Group đề xuất gợi ý khi bán trên sàn TMĐT, DN cần chủ động tạo thương hiệu bằng cách lập trang Website riêng có tiếng Anh. Điều này có thể giúp nhiều nhà đầu tư làm việc trực tiếp với người bán thông qua kênh webiste chính thức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hà ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN