Bỏ phố về quê nuôi loài trơn nhẫy, sợ ánh sáng mà kiếm hơn 20 tỷ/năm
Thậm chí, anh còn xây “chung cư” cho chúng, tạo ra mô hình chăn nuôi “độc nhất vô nhị” nhưng hiệu quả cao không ngờ.
Từ đam mê thuở nhỏ đến ông chủ trang trại lươn
Từ nhỏ, anh Vương Trung Hoa (đến từ Giang Tô, Trung Quốc) đã có niềm yêu thích đặc biệt với loài lươn. Đam mê đó theo anh đến tận khi trưởng thành, đồng thời thôi thúc anh bỏ phố về quê để xây dựng trang trại lươn của riêng mình.
Tuy nhiên, việc kinh doanh chăn nuôi không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, anh đã tiêu tốn gần hết tiền tiết kiệm.
Dù vậy, anh Hoa không bỏ cuộc. Anh bắt đầu nghiên cứu để lọc ra nguyên nhân dẫn đến thất bại. Sau đó, anh phát hiện nguyên nhân khiến lươn chết chủ yếu là do nhiệt độ nước không ổn định, bèo tây trong ao phát triển quá mức, cạnh tranh nguồn oxy của lươn.
Vì vậy ở lứa lươn tiếp theo, anh đã bán căn nhà duy nhất của mình để đầu tư vào nâng cấp môi trường sống cho lươn. Các thiết bị như tấm che nắng và lỗ thông hơi trong lồng nuôi được lắp đặt, anh Hoa đã kiểm soát thành công nhiệt độ bên trong lồng nuôi và tăng tỷ lệ sống sót của lươn.
Trong quá trình chăn nuôi, anh Hoa còn không ngừng tìm tòi sáng tạo các ý tưởng mới. Anh đã tạo ra mô hình nuôi lươn dưới giàn nho, không chỉ cung cấp môi trường râm mát cho lươn mà còn tránh được hiện tượng bèo tây phát triển quá nhanh. Nhờ vậy, sản lượng lươn đã tăng mạnh.
Kiếm bộn tiền nhở mô hình “chung cư lươn”
Tuy nhiên, những thách thức trên hành trình làm nông chưa dừng lại ở đó. Anh Hoa phát hiện tốc độ tăng trưởng của lươn nuôi chậm hơn đáng kể so với lươn tự nhiên.
Sau khi kiểm tra, anh phát hiện nguyên nhân là do lươn trong môi trường nuôi sẽ tấn công lẫn nhau, dẫn đến tình trạng lươn bị còi cọc. Để giải quyết vấn đề này, anh đã thiết kế “chung cư cho lươn”, cung cấp cho mỗi con lươn một không gian sống độc lập, từ đó làm giảm khả năng tấn công lẫn nhau.
Sau hai năm liên tục thử nghiệm và cải tiến, cuối cùng Vương Trung Hoa đã phát triển được mô hình “chung cư lươn” lý tưởng. Anh nhận thấy lươn nuôi theo kiểu này lớn nhanh hơn và sản lượng cũng tăng đáng kể. Thậm chí, sáng kiến này còn thu hút sự chú ý của nhiều người trong ngành, không ít nông dân cũng đã đến gặp anh để học hỏi.
Vào mùa hè, khi những nông dân khác không thể cung cấp đủ lươn do môi trường nhiệt độ cao và thiếu oxy, cơ sở chăn nuôi của anh Hoa vẫn có thể cung cấp nguồn lươn ổn định. Lươn chất lượng cao, lớn nhanh nên giá thành cũng rất tốt, giúp anh có được vị thế độc tôn trên thị trường.
Không chỉ nuôi lươn để bán, anh Hoa còn mở cửa một cơ sở nhân giống để khách du lịch và các tiểu thương có thể đến tham quan. Tại đây, mọi người có thể tận mắt chứng kiến môi trường sinh trưởng và quá trình sinh sản của lươn. Ngoài ra, anh còn tổ chức các hoạt động như thi bắt lươn để tăng thêm trải nghiệm tương tác với du khách, từ đó mở ra thêm một kênh thu nhập lý tưởng.
Kể từ năm 2022, thu nhập hàng năm từ nghề nuôi lươn của anh Hoa đã đạt hơn 6 triệu NDT (20,5 tỷ đồng). Điều này không chỉ tạo ra sự giàu có cho bản thân mà còn mang lại lợi ích kinh tế và tác động xã hội đáng kể cho quê hương anh.
Không chỉ mang lại thu nhập từ 20-60 triệu đồng/tháng, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động là người dân tộc thiểu số, anh Vương còn góp phần...
Nguồn: [Link nguồn]
-13/04/2025 14:59 PM (GMT+7)