Bỏ nghề cầm lái, người đàn ông ở Vĩnh Long "trúng đậm" với đam mê mới

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Với 6 trại nuôi chồn, dúi, don, mỗi năm ông Bùi Công Mạnh thu về hàng tỉ đồng từ việc bán con giống và bán thương phẩm cho nhà hàng.

Trại nuôi gồm: chồn mốc, chồn hương, dúi, don ở thị xã Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) của ông Bùi Công Mạnh có diện tích khoảng 1.000 m2 được xem là trại nuôi lớn nhất địa phương. Theo lời ông Mạnh, cách đây khoảng 20 năm, khi còn hành nghề tài xế ông hay chở hàng lên vùng cao Tây Bắc và thấy nhiều hộ dân nơi đây nuôi chồn mốc và dúi.

CLIP: Trại nuôi của ông Bùi Công Mạnh

"Tôi liền mua 10 cặp dúi giống về nuôi nhưng bị gia đình phản ứng và không cho bỏ nghề tài xế. Tuy nhiên, khi nuôi một thời gian, tôi thấy loài này có sức đề kháng tốt, không bị dịch bệnh như trâu, bò và giá trị thương phẩm cao. Vì vậy, tôi nghỉ nghề tài xế và lên các hộ trên vùng cao học tập cách nuôi của họ" – ông Mạnh cho hay.

Bỏ nghề cầm lái, người đàn ông ở Vĩnh Long "trúng đậm" với đam mê mới - 1

Để nuôi động vật này trại nuôi phải sạch sẽ, thoáng mát

Để nuôi động vật này trại nuôi phải sạch sẽ, thoáng mát

Sau hơn một năm, đàn dúi phát triển đều, ít dịch bệnh, sinh sản tốt, nên ông Mạnh mua thêm chồn mốc, chồn hương, don giống về nuôi. Ông Mạnh cũng nhanh nhạy liên hệ với nhiều nhà hàng và bất ngờ khi những nơi này rất cần chồn, dúi, don để chế biến thực phẩm cho khách vì thịt chúng rất ngon.

Tuy những loài động vật này có sức đề kháng tốt nhưng cần lưu ý khi nuôi trại phải sạch sẽ, thoáng mát, đồng thời phải chú ý cho chúng ăn theo khẩu phần riêng.

Ông Mạnh tiết lộ: "Chồn mốc thích ăn trái cây có vị ngọt như chuối chín, đu đủ chín. Mỗi buổi chiều tối, tôi còn cho chồn ăn thêm cháo gà, cháo heo… Còn dúi ăn rất đơn giản, gồm tre, mía và bắp. Con don thì ăn chuối chín, khoai lang… Nếu nuôi lấy thịt bán thì tăng bữa ăn của chúng lên".

Bỏ nghề cầm lái, người đàn ông ở Vĩnh Long "trúng đậm" với đam mê mới - 3

Nuôi chồn mốc cho giá trị kinh tế cao

Nuôi chồn mốc cho giá trị kinh tế cao

Chồn mốc sinh sản trung bình 1 năm 2 lứa, mỗi lứa từ 3-6 con. Chồn con từ khi đẻ đến lúc xuất chuồng bán khoảng 9-10 tháng, đạt trọng lượng từ 7-8 kg, có khi lên đến 12 kg. Con don có thời gian nuôi cũng vậy nhưng chỉ đạt trọng lượng từ 5-6 kg. Còn con dúi sinh sản 3 lần/năm, mỗi lần đẻ từ 2-3 con, dúi con nuôi tầm 10 tháng đạt trọng lượng từ 1,5 kg trở lên là có thể xuất bán.

Bỏ nghề cầm lái, người đàn ông ở Vĩnh Long "trúng đậm" với đam mê mới - 5

Bỏ nghề cầm lái, người đàn ông ở Vĩnh Long "trúng đậm" với đam mê mới - 6

Bỏ nghề cầm lái, người đàn ông ở Vĩnh Long "trúng đậm" với đam mê mới - 7

Chuối chín là thức ăn ưa thích của con don

Chuối chín là thức ăn ưa thích của con don

Ông Mạnh cho biết giá bán một cặp chồn mốc 3 tháng tuổi là 15 triệu đồng; cặp chồn bố mẹ là 35 triệu đồng. Sau 20 năm, ông Mạnh đã có 6 trại nuôi với loài này ở 4 địa phương: Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai và Vĩnh Long, với số lượng khoảng 4.000 cặp chồn, 3.000 cặp don và dúi khoảng 4.000 cặp.

Ông Mạnh đang bao tiêu con dúi thương phẩm cho bà con với giá khoảng 800.000 đồng/kg

Ông Mạnh đang bao tiêu con dúi thương phẩm cho bà con với giá khoảng 800.000 đồng/kg

Ông Mạnh khẳng định: "Giá trị kinh tế từ nuôi động vật hoang đã là rất lớn, tôi có mối cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, resort khắp cả nước và bán con giống cho người nuôi và ký hợp đồng bao tiêu đầu ra từ 5-10 năm. Trước khi bắt con giống, tôi sẽ cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật để bà con yên tâm nuôi".

Đối với chồn, ông Mạnh đang bao tiêu từ 1,9 -2,1 triệu đồng/kg, don từ 1,6-1,7 triệu/kg và dúi 700.000-800.000 đồng/kg. Mỗi năm ông Mạnh có nguồn thu hàng tỉ đồng từ các trang trại nuôi động vật này.

Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi trúng đậm mẻ cá lớn đầu năm

Những tàu cá của ngư dân xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) trở về bờ sau nhiều ngày bám biển, khoang tàu nào cũng đầy ắp cá. Ngư dân phấn khởi vì “trúng đậm“ mẻ cá...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ca Linh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN