Bí quyết của làng nghề bánh tráng trăm năm phục vụ Tết

Sự kiện: Tết Nguyên đán

Trung bình vào vụ Tết, mỗi lò sản xuất từ 2.000-6.000 bánh tráng, cho thu nhập từ 500.000-1.000.000 đồng/ngày.

Bánh tráng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm gia đình người Việt trong những ngày Tết Nguyên đán. Vì thế, những ngày giáp Tết này, các làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng ở miền Tây Nam Bộ đang hối hả sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong mấy ngày Xuân về.

Thời điểm này, tại làng nghề làm bánh tráng Thuận Hưng ở phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ đâu đâu cũng thấy hình ảnh những hàng vỉ bánh tráng phơi đầy sân. Theo chia sẻ của bà con ở đây, làng nghề hoạt động quanh năm nhưng sôi động nhất là vào giai đoạn những ngày giáp Tết.

Bí quyết của làng nghề bánh tráng trăm năm phục vụ Tết - 1

Bí quyết của làng nghề bánh tráng trăm năm phục vụ Tết - 2

Bí quyết của làng nghề bánh tráng trăm năm phục vụ Tết - 3

Bí quyết của làng nghề bánh tráng trăm năm phục vụ Tết - 4

Các công đoạn tráng bánh tráng thủ công truyền thống

Theo đó, cứ vào khoảng cuối tháng 11 (âm lịch) là những chủ lò lại tất bật chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng phục vụ cho thị trường Tết cổ truyền. Đã trải qua hơn một thế kỉ hình thành và phát triển, làng bánh tráng Thuận Hưng ngày nay có khoảng 50 hộ sản xuất, trong đó 36 hộ hoạt động thường xuyên và 14 hộ chỉ làm dịp Tết. Trung bình vào vụ Tết, mỗi lò sản xuất từ 2.000-6.000 bánh, với giá dao động 45.000-65.000 đồng/100 bánh, cho thu nhập từ 500.000-1.000.000 đồng/ngày.

Bí quyết của làng nghề bánh tráng trăm năm phục vụ Tết - 5

Tráng bánh tráng bằng máy sẽ cho ra sản lượng nhanh gấp 10 lần so với tráng thủ công

Bà Huỳnh Thị Giáo, chủ một lò sản xuất bánh tráng có kinh nghiệm hàng chục năm, tiết lộ rằng bí quyết làm nên thương hiệu đặc trưng của làng nghề bánh tráng Thuận Hưng hàng trăm năm nay là phải chọn gạo lúa mùa để cho ra chiếc bánh dai, ngon; mặt bánh sau khi tráng phải trắng thì khách hàng mới thích. Ngoài ra, cách ngâm bột, kỹ thuật của người thợ tráng bánh đến phơi bánh cũng là khâu quan trọng, quyết định hạn sử dụng của bánh.

Bí quyết của làng nghề bánh tráng trăm năm phục vụ Tết - 6

Bí quyết của làng nghề bánh tráng trăm năm phục vụ Tết - 7

Mang bánh ra phơi

Còn theo chủ một lò bánh tráng khác là ông Trần Văn Thành, cho biết sau khi ứng dụng tráng bằng máy thì sản lượng bánh tráng cho ra mỗi ngày tăng hơn gấp 10 lần so với lò bánh tráng thủ công.

Bí quyết của làng nghề bánh tráng trăm năm phục vụ Tết - 8

Bí quyết của làng nghề bánh tráng trăm năm phục vụ Tết - 9

Bí quyết của làng nghề bánh tráng trăm năm phục vụ Tết - 10

Những ngày giáp Tết, đến làng bánh tráng Thuận Hưng thì đâu đâu cũng thấy những hàng vỉ bánh tráng đang phơi để chuẩn bị tung ra thị trường

Vào dịp Tết này, lò của ông Thành có thể tăng lên gấp đôi, gấp 3 công suất. "Nếu ngày thường tôi sản xuất trung bình khoảng 500 kg gạo thì dịp Tết này sẽ tăng lên từ 800 kg đến 1,2 tấn gạo" – ông Thành tiết lộ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Công Tuấn - Anh Hào (Người lao động)
Tết Nguyên đán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN