Bắt khách chờ "dài cổ", không thèm đi ship hàng vẫn đút túi hàng chục tỷ/tháng
Hằng ngày, người tiêu dùng vẫn xếp hàng dài để mua sản phẩm ở nơi này.
Từ khi bắt đầu kinh doanh vào năm 2014 đến nay, cửa hàng trái cây của Hứa Tiên đã nhận được sự ủng hộ vô cùng tích cực từ người tiêu dùng. Đối tượng khách hàng của Hứa Tiên là sinh viên của các trường đại học. Giờ đây, thương hiệu Hứa Tiên đã có 66 cửa hàng, doanh thu hàng tháng là 10 triệu NDT (33,6 tỷ đồng) – một con số khiến nhiều người phải khao khát.
Không giống với những cửa hàng online bán đồ tươi sống khác, Hứa Tiên không đưa ra các ưu đãi, không có kho chứa hàng rộng rãi, cũng không đổ tiền vào chuỗi cung ứng lạnh, thậm chí còn không có dịch vụ giao hàng tận nơi. Mà trái lại, thương hiệu này có cách bán hàng khá “chảnh”: yêu cầu người mua phải đặt hàng trước 1 giờ đêm, nửa ngày sau mới “được phép” tới cửa hàng để tự nhận hoa quả.
Dù vậy, người mua vẫn ngày ngày xếp hàng dài trước cửa hàng. Vì sao lại có chuyện ngược đời như vậy? Hoá ra là vì giá hoa quả ở đây rẻ hơn 30% so với mức trung bình trên thị trường. Điều này có sức hút rất lớn với các học sinh sinh viên vốn khá nhạy cảm về tiền bạc. Dù giá thấp như vậy, Hứa Tiên vẫn duy trì mức lãi ròng 1-2%.
Ngoài ra, việc tạo ra mô hình “tự tới cửa hàng lấy hoa quả” cũng mang lại nhiều ích lợi, tiết kiệm nhân lực và thời gian cho cửa hàng.
Dù giá bán rẻ hơn 30% so với mức trung bình trên thị trường, sản phẩm trái cây Hứa Tiên vẫn duy trì mức lãi ròng 1-2%.
Ban đầu, chuối cung ứng của Hứa Tiên vẫn chưa được hoàn thiện, sinh viên tới nơi nhưng vẫn không nhận được tiền. Những lời bình luận tiêu cực dần xuất hiện trên các diễn đàn trường. Để giải quyết tình trạng này, nhân viên kinh doanh của Hứa Tiên đã chủ động thu thập và tiếp thu các ý kiến phản hồi, thậm chí tạo cơ hội cho khách hàng hái quả hoặc ăn thử. Dần dần, họ đã thành công biến anti fan thành fan. Nhiều khách hàng trước kia từng chê bai Hứa Tiên cũng bắt đầu chủ động giới thiệu Hứa Tiên với nhiều người tiêu dùng khác.
Người bán hàng luôn có những chiêu trò để hút khách, tạo cho người tiêu dùng tâm lý mua được giá rẻ mà chất lượng.