Bất chấp Covid-19, hàng hiệu vẫn "ấm chỗ" tại thị trường Việt

Mặc dù thị trường hàng hiệu toàn cầu dự báo giảm 45%, nhưng vẫn "ấm chỗ" tại thị trường Việt.

Cửa hàng mới của hai thương hiệu Louis Vuitton và Christian Dior khai trương trong tháng 11/2020 tại Hà Nội.

Cửa hàng mới của hai thương hiệu Louis Vuitton và Christian Dior khai trương trong tháng 11/2020 tại Hà Nội.

Sụt giảm không đáng kể

Theo Savills Việt Nam, thị trường xa xỉ toàn cầu dự báo giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái dưới tác động của Covid-19. Tuy nhiên, nhu cầu cho hàng xa xỉ trong nước được ghi nhận sụt giảm không nhiều dù lượng khách du lịch quốc tế có giảm mạnh.”

Theo báo cáo mới đây của Brand Finance Luxury & Premium 50, một doanh nghiệp về nghiên cứu thị trường, trong top 10 thương hiệu xa xỉ có giá trị nhất năm 2020: Porsche, Gucci, Louis Vuitton, Cartier, Chanel, Hermès, Ferrari, Rolex, Dior, Coach chỉ có 2 thương hiệu bị giảm doanh thu là Rolex (-2,2%) và Coach (-9,7%) còn lại vẫn tăng trưởng đều.

Savills cho biết, trên bình diện mặt bằng bán lẻ, các nhà bán lẻ vẫn giữ nhu cầu lớn đối với các mặt bằng cao cấp, vị trí đắc địa.

Cùng với đó, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tăng nhanh chóng và đang ở giai đoạn thay đổi quyết định, với GDP bình quân đầu người đạt 3.000 USD, điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng nội địa là rất lớn. Đây cũng là tín hiệu cho thấy nhu cầu về bất động sản sẽ ngày càng lớn và giá bất động sản tiếp tục tăng.

"Đầu năm 2021, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV sẽ giúp đẩy nhanh phát triển kinh tế đất nước. Điều này dẫn đến các kỳ vọng lạc quan hơn về hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng và ngành bất động sản", Savills dự báo.

Gia tăng thị phần tại Châu Á - Thái Bình Dương

Việc mở rộng ngành hàng xa xỉ trên toàn cầu đã trải qua sự tái cân bằng toàn khu vực vào năm 2020. Các nhà bán lẻ đang hướng trọng tâm sang các thị trường Châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực này chiếm 38,9% tổng thị phần toàn cầu trong hoạt động khai trương các cửa hàng cao cấp tính từ tháng 1 đến tháng 10/2020.

Theo dữ liệu của Savills, kết quả này cao hơn năm 2019, khi thị phần của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chỉ ở mức 31,8%. Đây là năm đầu tiên, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương vượt qua Châu Âu.

Xu hướng này trở nên đáng chú ý hơn vào năm nay trong bối cảnh thị trường bán lẻ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mở cửa trở lại cùng với sự phục hồi trong việc chi tiêu cho hàng hóa xa xỉ thời kỳ sau phong tỏa.

“Trong nhiều năm, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương đóng góp rất quan trọng vào hoạt động kinh doanh toàn cầu của các nhãn hàng cao cấp. Hiện nay, đây là khu vực cho thấy sự phục hồi tích cực sau Covid-19, thúc đẩy sự mở rộng và đầu tư nhiều hơn", ông Anthony Selwyn, Trưởng Bộ phận Cao cấp về Bán lẻ Toàn cầu của Savills cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Bắt quả tang cơ sở đang “hô biến” hàng Trung Quốc thành hàng hiệu

Đội QLTT Hà Nội vừa bắt quả tang cơ sở kinh doanh thời trang đang thực hiện hành vi đính nhãn mác mang thương hiệu "Dior”,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Việt ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN