Báo động tình trạng buôn bán xe điện nhái tràn lan
Thời gian gần đây, tình trạng buôn bán xe điện nhái sản phẩm HKbike Cap-A diễn ra khá ngang nhiên. Mặc dù ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, các cơ quan chức năng đã chính thức vào cuộc, kiểm tra và tạm giữ hàng trăm xe nhái, nhưng tình trạng này vẫn chưa được giảm thiểu.
Hãng xe điện HKbike (đơn vị sở hữu dòng xe điện Cap-A được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế kiểu dáng công nghiệp ngày 16/10/2015) cho hay, thời gian gần đây, hãng vẫn tiếp tục tiếp nhận hàng loạt phản ánh của người tiêu dùng về việc mua nhầm xe nhái Cap-A. Hầu hết, những người mua nhầm xe nhái đều tỏ ra bức xúc bởi chất lượng của dòng xe này quá kém, mặc dù mới sử dụng một thời gian ngắn nhưng xe đã nhanh chóng xuống cấp, hỏng hóc và không có phụ kiện thay thế.
Xe điện nhái được bày bán ngang nhiên trên thị trường
Em Nguyễn Công Phượng - Dũng Liệt, Yên Phong, Bắc Ninh - một khách hàng mua nhầm xe nhái - cho hay: "Xe của em mới mua hơn 1 tháng nhưng đã phải đi sửa nhiều lần rồi, các chi tiết bằng nhựa thường bị gãy mặc dù không có va đập mạnh. Đồng hồ hiển thị quãng đường cũng bị sai nặng nề, từ nhà đến trường em chỉ 7,5km nhưng đồng hồ báo là 12km. Thậm chí có lúc đang đi, tự nhiên xe bị "chết" giữa đường mà không rõ nguyên nhân, phải dắt bộ về nhà. Nguy hiểm hơn, phanh xe không "ăn", em bóp phanh mà vẫn đi được như thường, nhiều lần suýt va vào người khác rồi. Không kể giảm xóc lởm, bàn đạp không sử dụng được, tốc độ ảo,... Nói chung, chất lượng của xe này cực kỳ kém ạ."
Hình ảnh nhận diện sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp của xe điện HKbike Cap-A (hình ảnh do HKbike cung cấp)
Việc kinh doanh các sản phẩm hàng nhái này không chỉ khiến người tiêu dùng hiểu nhầm đây là sản phẩm của thương hiệu xe điện HKbike, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp kể trên.
Đặc biệt, các dòng xe này đều không có hoá đơn chứng từ và tem đăng kiểm hợp quy do Cục Đăng Kiểm cấp, chất lượng xe theo đó chưa được kiểm định. Việc sử dụng một sản phẩm hoàn toàn chưa được kiểm định về chất lượng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, gây nguy hiểm cho tính mang người sử dụng. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp sử dụng xe điện kém chất lượng, đang lưu hành thì bị gẫy khung.
Ông Lê Hoàng Long - Giám đốc điều hành hãng xe điện HKbike cho biết: "Dòng xe Cap-A của chúng tôi được biết đến như mẫu xe đạp điện đi được quãng đường xa nhất hiện nay - lên đến 75km 1 lần sạc. Cùng với đó khả năng chống nước, khả năng leo dốc đều được người dùng đánh giá rất tốt; các bộ phận, chi tiết đều được làm từ những nguyên liệu cao cấp để tạo thành một sản phẩm mang lại giá trị thiết thực cho người dùng. Trong khi đó, các mẫu xe nhái mặc dù chất lượng vận hành và chất lượng gia công cực kỳ kém, nhưng với những thủ thuật tinh vi trong khâu nhập hàng, giả tem, hoá đơn,... nên không khó để trà trộn vào thị trường và tiêu thụ một cách dễ dàng. Bởi vậy, chúng tôi đang nỗ lực không ngừng để loại bỏ hành vi buôn bán hàng nhái, nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tin tưởng vào thương hiệu HKbike."
Cơ quan chức năng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước đã vào cuộc, kiểm tra và tạm giữ hàng trăm chiếc xe điện nhái
Đứng trước vấn nạn buôn bán xe nhái đang diễn ra tràn lan, thời gian vừa qua, cơ quan Quản lý Thị trường ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam,... đã kiểm tra hàng loạt các cơ sở kinh doanh xe điện, tạm giữ hàng trăm xe nhái và xe có dấu hiệu vi phạm bản quyền của sản phẩm mang nhãn hiệu HKbike Cap-A.
Tuy nhiên, tình trạng buôn bán hàng nhái này vẫn tiếp tục tiếp diễn ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng buôn bán xe điện nhái diễn ra tràn lan và ngang nhiên, mới đây, VTV24 - đơn vị sản xuất các bản tin thời sự với những tin tức được cập nhật nhanh chóng, chính xác - đã thực hiện một series bản tin về vụ việc này, nhằm giúp người tiêu dùng cẩn trọng khi chọn mua xe điện.
VTV24 đã vào cuộc, thực hiện một series về hành vi buôn bán xe điện nhái, nhằm giúp người dân cẩn trọng hơn khi chọn mua xe điện.
Trong series này, phóng viên VTV24 đã ghi lại được những hình ảnh cửa hàng buôn bán xe điện ngang nhiên bán xe nhái, chủ cửa hàng cũng chẳng ngần ngại thừa nhận là mình đang bán hàng kém chất lượng, nhưng vì lợi nhuận, họ vẫn bất chấp quyền lợi và tính mạng của người tiêu dùng; cùng ý kiến của các khách hàng sử dụng dòng xe nhái của sản phẩm HKbike Cap-A.
Phóng viên VTV phỏng vấn một người tiêu dùng mua nhầm xe nhái của sản phẩm HKbike Cap-A
Đặc biệt, trong vai người muốn mở cửa hàng xe điện, phóng viên VTV24 đã xâm nhập trực tiếp vào xưởng lắp ráp của một cơ sở kinh doanh xe nhái. Để hợp thức hoá với cơ quan chức năng, chủ xưởng này hướng dẫn phóng viên làm một hợp đồng ký gửi hàng hoá thay cho hoá đơn. Như vậy, để đưa những chiếc xe nhái không có giấy tờ ra thị trường tiêu thụ, những người kinh doanh các dòng xe này đã phải chuẩn bị những chiêu thức tinh vi để đối phó với cơ quan chức năng.
Sự vào cuộc của VTV24, chứng tỏ hành vi buôn bán xe điện nhái HKbike Cap-A đã lên đến mức báo động, cần thiết phải có những hành động mạnh tay và nghiêm khắc hơn của các cơ quan chức năng, để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng và trả lại sự trong sạch cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Xem thêm series phóng sự về xe điện nhái tại đây