Bánh trứng kiến vào mùa, mua càng nhiều giá càng rẻ, tiểu thương Hà Nội nhập bao nhiêu hết bấy nhiêu

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bánh trứng kiến bắt đầu vào mùa nên theo các tiểu thương, thời điểm này, các đơn hàng bánh trứng kiến về Thủ đô đều cháy hàng, không đủ hàng trả đơn cho khách.

Bánh trứng kiến không còn xa lạ với người dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền múi như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang… Bánh có vị thơm đặc trưng từ bột gạo nếp kết hợp với nhân trứng kiến xào thịt lợn, hành, gia vị các loại. 

Thức quà của người dân miền núi này không phải thời điểm nào trong năm cũng có. Vì nhân được làm từ  trứng kiến non nên bánh cũng có… theo mùa.

Theo đó, thời điểm thu hoạch trứng kiến bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch hàng năm và loại trứng kiến để làm bánh chủ yếu là kiến đen (còn gọi là kiến ngạt). Đây là loại trứng không độc, trứng có màu trắng sữa, tròn mẩy như hạt gạo.

Bánh trứng kiến vào mùa, mua càng nhiều giá càng rẻ, tiểu thương Hà Nội nhập bao nhiêu hết bấy nhiêu - 1

Bánh trứng kiến bắt đầu vào mùa nên theo các tiểu thương, thời điểm này, các đơn hàng bánh trứng kiến về Thủ đô đều cháy hàng, không đủ hàng trả đơn cho khách. 

Bánh trứng kiến bắt đầu vào mùa nên theo các tiểu thương, thời điểm này, các đơn hàng bánh trứng kiến về Thủ đô đều cháy hàng, không đủ hàng trả đơn cho khách. 

Vì bắt đầu vào mùa nên thời điểm này, chị Nguyễn Thị Lan (38 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) bắt đầu có những chuyến hàng từ Bắc Kạn về Thủ đô phục vụ người tiêu dùng.

Gian hàng online của chị Lan có đầy đủ các loại đặc sản vùng miền như thịt treo gác bếp, bánh gai Tuyên Quang, bánh ngải Lạng Sơn, bánh gio Bắc Kạn, các loại măng… nhưng thời điểm này, bánh trứng kiến bán chạy nhất.

Chị Lan cho biết: "Tôi đặt hàng bánh trứng kiến từ người thân ở Cao Bằng, vì phụ thuộc vào nguồn trứng kiến từ người dân bản địa nên một đến 2 tuần mới có một chuyến hàng.

Theo chị Lan, cũng vì phụ thuộc vào nhân bánh nên một chuyến hàng chỉ có chừng 50-80 bánh, tùy chuyến. Vì giá bán giảm dần theo số lượng, 30.000/cái, 50.000 đồng/2 cái và 70.000 đồng/3 cái… nên luôn thiếu hàng để trả đơn.

Bánh trứng kiến vào mùa, mua càng nhiều giá càng rẻ, tiểu thương Hà Nội nhập bao nhiêu hết bấy nhiêu - 3

Theo tiểu thương, bánh trứng kiến được nặn thành từng miếng tròn, dẹt, gói bằng lá vả non, sau đó hấp cách thủy. Khi chín, bánh có màu trắng đục, lớp nhân lộ ra mỡ màng, thơm ngậy mùi trứng kiến đặc trưng.

Theo tiểu thương, bánh trứng kiến được nặn thành từng miếng tròn, dẹt, gói bằng lá vả non, sau đó hấp cách thủy. Khi chín, bánh có màu trắng đục, lớp nhân lộ ra mỡ màng, thơm ngậy mùi trứng kiến đặc trưng.

Chị Lan cho hay: "Bánh phải được làm từ bột gạo nếp nương, nhân trứng kiến chiếm phần nhiều hơn khi xào cùng thịt lợn thăn và bánh phải được gói bằng lá vả non mới cho vị đặc trưng của bánh trứng kiến".

Cùng bán lẻ đặc sản vùng miền như chị Lan, gian hàng của Nguyễn Thị Phấn (tiểu thương bán lẻ ở Hà Đông, Hà Nội) cũng không thiếu bánh trứng kiến mỗi khi vào mùa.

Với giá bán từ 69.000 đồng/3 bánh, 110.000 đồng/5 bánh với trọng lượng từ 190-200 gram/bánh, chị Phấn khẳng định: "Chưa bao giờ ế hàng".

Theo chị Phấn, sau khi trứng được gõ từ trên rừng về sẽ được rửa sạch, nhặt bỏ tạp chất rồi đem xào sơ. Gạo nếp thì được xay ướt, sau đó hấp lên và giã nhuyễn để làm lớp vỏ bánh. Bánh được nặn thành từng miếng tròn, dẹt, sau đó hấp cách thủy. Khi chín, bánh có màu trắng đục, lớp nhân lộ ra mỡ màng, thơm ngậy mùi trứng kiến đặc trưng.

Ở góc độ người tiêu dùng, chị Mai Thị Hân (43 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, bản thân mới biết đến bánh trứng kiến khoảng 3 năm nay. Vì bánh có nhân chủ đạo là trứng kiên nên từ cảm nhận của bản thân, chị Hân cho rằng, bánh trứng kiến có vị dẻo thơm của gạo nếp quyện với lớp nhân béo ngậy, bùi bùi của trứng kiến, thêm chút mằn mặn của muối và thơm lừng của hành phi nên vị vừa lạ vừa ngon.

Là người sinh ra và lớn lên ở tỉnh Cao Bằng, chị Nông Thị Ngọc (ở Trùng Khánh, Cao Bằng) khẳng định, trước đây, món bánh này thường được dùng vào dịp lễ hội truyền thống của người dân tộc Tày, Nùng.

Ngày nay, bánh trứng kiến đã trở thành một đặc sản du lịch – thu hút du khách không chỉ bởi hương vị lạ miệng, mà còn bởi câu chuyện văn hóa đằng sau nó.

Mỗi lần thưởng thức bánh, người ta như được nếm cả một vùng núi rừng hoang sơ, mộc mạc và đậm đà bản sắc dân tộc.

Bạn đã bao giờ nhìn thấy thứ kỳ lạ này ở rừng tre quê mình chưa?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Dương ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN