Bán xe điện nhái, nhiều cơ sở kinh doanh bị "sờ gáy"
Thời gian gần đây, tình trạng buôn bán xe điện nhái sản phẩm HKbike Cap-A diễn ra khá nhiều. Tại Nghệ An, các cơ quan đã chức năng đã bắt đầu vào cuộc kiểm tra và tạm giữ hàng loạt xe nhái tại nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm.
Những năm gần đây, xe điện đã trở thành phương tiện phổ biến và gần gũi với người tiêu dùng Việt bởi sự tiện lợi, tiết kiệm và hiệu quả không kém gì xe máy chạy xăng.
Nhận thấy sự thị trường xe điện có nhiều tiềm năng, nhiều doanh nghiệp đã "nhảy" vào kinh doanh mặt này. Bởi thế, các sản phẩm "ăn theo" kiểu dáng của các dòng xe điện được nhiều người ưa chuộng cũng bắt đầu xuất hiện và được bày bán tràn lan. Và dòng xe nhái kiểu dáng của sản phẩm HKbike Cap-A (mẫu xe được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế kiểu dáng công nghiệp cho thương hiệu HKbike ngày 16/10/2015) theo đó cũng được bán khá ngang nhiên.
Hình ảnh nhận diện sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp của xe điện HKbike Cap-A (hình ảnh do HKbike cung cấp)
Việc kinh doanh các sản phẩm hàng nhái này không chỉ khiến người tiêu dùng hiểu nhầm đây là sản phẩm của thương hiệu xe điện HKbike, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hoá không được kiểm định về chất lượng; ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của doanh nghiệp kể trên; mà còn là sự thách thức đối với chính quyền khi ngang nhiên bày bán sản phẩm hàng hoá vi phạm bản quyền.
Đại diện cơ quan chức năng đang kiểm tra dòng xe nhái HTK Cap-A được bày bán trên một cửa hàng ở TP. Vinh - Nghệ An
Nhận được thông tin từ hãng xe điện Hkbike về sản phẩm của mình bị một số đơn vị kinh doanh ở Nghệ An, Quảng Nam… nhái sản phẩm đã được sở hữu trí tuệ, trong 2 ngày 25 và 26/8, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chi cục phó cục Quản lý Thị trưởng tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Thắng, các tổ Quản lý Thị trường của tỉnh đã ra quân truy quét nhiều địa điểm - là các cửa hàng bày bán các sản phẩm hàng nhái của thương hiệu HKbike Cap-A trên địa bản TP Vinh và các huyện Hưng Nguyên, Tân Kỳ, Yên Thành,... bắt giữ hàng chục xe vi phạm.
Biên bản và quyết định tạm giữ các phương tiện vi phạm tại Nghệ An
Thêm vào đó, cũng trong ngày 7/9 vừa qua, sau khi tăng cường kiểm tra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh này đã phát hiện nhiều cửa hàng xe điện trên địa bàn TP Tam Kỳ, huyện Đại Lộc, Quế Sơn đang bày bán các dòng xe đạp điện có dấu hiệu xâm phạm bản quyền về kiểu dáng công nghiệp của xe đạp điện HKbike Cap-A, với nhiều tên gọi khác nhau như: Kasubike Cap-A 2, HTK Cap-A,...
Cơ quan này đã tiến hành lập biên bản tạm giữ số xe có dấu hiệu xâm phạm, làm hồ sơ gửi Cục sở hữu Trí tuệ và chờ kết luận chính thức của cơ quan này để làm cơ sở xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các sản phẩm có dấu hiệu xâm phạm về kiểu dáng công nghiệp của xe điện HKbike Cap-A trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện đang được tạm giữ ở Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh, chờ kết luận chính thức của cơ quan chức năng.
Được biết, sau khi có kết luận chính thức từ Cục Sở hữu trí tuệ, nếu các sản phẩm được khẳng định là vi phạm bản quyền về kiểu dáng công nghiệp của xe điện HKbike Cap-A sẽ được tiêu huỷ trước sự chứng kiến của doanh nghiệp đệ đơn (hãng xe điện HKbike), các cửa hàng vi phạm buôn bán hàng nhái sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đến 40.000.000 theo quy định tại Mục 2. Chương II. Nghị định số 99/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Như vậy, với mức xử phạt bằng tiền mặt, cộng với việc tiêu huỷ sản phẩm vi phạm, các cửa hàng kinh doanh mặt hàng vi phạm bản quyền về kiểu dáng công nghiệp này có thể bị thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.
Đặc biệt, trong quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện các dòng xe này không có tem hợp quy do Cục Đăng kiểm cấp. Như vậy, toàn bộ các sản phẩm này đều không được qua kiểm định về chất lượng, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp sử dụng xe điện kém chất lượng, đang di chuyển thì bị gẫy khung.
Được biết, sau khi có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng, nếu khẳng định các sản phẩm này vi phạm bản quyền về kiểu dáng công nghiệp thì sẽ được mang đi tiêu huỷ
Trong thời gian tới, hãng xe điện HKbike sẽ phối hợp chặt chẽ với Quản lý Thị trường, công an kinh tế các địa phương có các doanh nghiệp đang bày bán các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm bản quyền kiểu dáng công nghiệp của xe đạp điện HKbike Cap-A nhằm giảm thiểu tối đa hành vi buôn bán xe điện nhái này.
Ông Lê Hoàng Long - giám đốc Kinh doanh thương hiệu xe điện HKbike khuyến cáo: "Đối với khách hàng, nên chọn mua sản phẩm ở các đại lý chính hãng của HKbike, để được đảm bảo quyền lợi về chất lượng sản phẩm và chế độ bảo hành. Đối với doanh nghiệp kinh doanh xe điện, trước khi quyết định kinh doanh bất kỳ một sản phẩm xe điện nào, cần phải tìm hiểu rõ về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, yêu cầu nhà cung cấp xuất trình giấy tờ hợp pháp cho sản phẩm, đặc biệt không nên nhập các sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp và không có tem của cục đăng kiểm, tránh việc "tiền mất, tật mang", vừa vi phạm pháp luật, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc kinh doanh".
Hình ảnh nhận diện một số sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp của xe điện HKbike Cap-A (hình ảnh do HKbike cung cấp):
Kiểu dáng của xe nhái gần như giống hoàn toàn sản phẩm HKbike Cap-A
Quý độc giả có thể xem hướng dẫn phân biệt xe điện HKbike Cap-A chính hãng và xe nhái tại đây
Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, mức hình phạt nghiêm khắc lên tới 500.000.000 đồng đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, đơn vị vi phạm còn phải thực hiện các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 03 tháng; tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm; buộc cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. |