Bán “thùng rác”, chàng thanh niên đổi đời “gây bão” khi thu về tiền tỷ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Hình ảnh NFT, được gọi là "64 gallon toter", mô tả một thùng rác lớn bằng nhựa với các hiệu ứng hình ảnh, đã được bán với giá 252.000 USD (gần 6 tỷ VND).

Một nghệ sĩ tên Marcel Duchamp từng gây tai tiếng trong thế giới nghệ thuật vào năm 1917 khi gửi một chiếc bồn tiểu để tham dự một cuộc thi nghệ thuật danh giá. Một thế kỷ sau, một nghệ sĩ người Mỹ tên là Robness đã gây ra cuộc tranh cãi khi bán một NFT thùng rác với giá 252.000 USD.

Hình ảnh thùng rác gây tranh cãi khi được bán với giá 252.000 USD (Nguồn: Money Control)

Hình ảnh thùng rác gây tranh cãi khi được bán với giá 252.000 USD (Nguồn: Money Control)

Hai năm trước, 64 Gallon Toter từng bị gỡ khỏi nền tảng sau khi tập đoàn Home Depot cáo buộc anh Robness vi phạm bản quyền sử dụng hình ảnh của họ.

“Họ cho rằng tôi vi phạm bản quyền vì tự ý lấy ảnh của Home Depot trên nền tảng Google. Họ còn dùng pháp lý để đe dọa tôi”, Robness cho biết.

Điều này đã giúp Robness đổi đời. Anh không còn phải ngủ trong ô tô và làm đủ mọi nghề kiếm sống như trước nữa. “Đó là một trong ba chiếc thùng rác NFT trên SupeRare. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau khoảng 30-45 phút về tác phẩm này. Ông ấy cười suốt và muốn sưu tập bức tranh, nên tôi đã ra giá”, Robness kể.

Theo công ty phân tích Chainalysis, có rất nhiều tiền để kiếm được trong thế giới nghệ thuật NFT - các cuộc đấu giá và mua hàng từ những người nổi tiếng đã đóng góp vào doanh thu trị giá hơn 40 tỷ USD vào năm ngoái.

Giống như bồn tiểu của Duchamp, tác phẩm của Robness đã tăng giá trị khi nó trở nên nổi tiếng - thị trường NFT SuperRare đã xóa hình ảnh ngay sau khi anh ta tạo ra nó.

SuperRare nói với AFP trong một email rằng "cộng đồng không coi nó là nghệ thuật", nhưng đã khôi phục nó sau hai năm vì "quá nhiều thứ đã phát triển" trong các cuộc thảo luận xung quanh thứ có thể được gọi là nghệ thuật một cách hợp pháp.

Robness nói rằng anh ấy đã làm những công việc lặt vặt và ngủ trong xe hơi của mình bên bờ biển khi bắt đầu khám phá thế giới tiền điện tử vào năm 2014. Anh ấy dần dần bị cuốn hút vào công nghệ - "thành thật mà nói, chỉ là yếu tố gây nổi loạn của nó" - và bắt đầu tạo ra NFT.

Tuy nhiên, giao dịch nghe có vẻ “phi lý” này đang khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về thực tế thị trường NFT hiện nay, khi nhiều tác phẩm bị nghi ngờ về giá trị nghệ thuật song lại được rao bán với giá trên trời.

Bán “thùng rác”, chàng thanh niên đổi đời “gây bão” khi thu về tiền tỷ - 2

Chẳng hạn như hồi tháng 9 năm ngoái, dòng chữ "Test" được viết bởi tỷ phú Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập kiêm CEO FTX Exchange, được một người mua với giá tới 270.000 USD dù nội dung rất đơn giản và gần như không có nhiều giá trị về mặt nghệ thuật. Một người sống tại Singapore cũng vừa “bỏ túi’’ hơn 5,8 triệu USD sau khi bán các bức ảnh của mình trên sàn OpenSea.

Nguồn: [Link nguồn]

Dừng tiếp nhận phương tiện chở hàng tới cửa khẩu Lạng Sơn

Do tình hình số lượng xe chở hàng làm thủ tục thông quan tại các cửa khẩu ngày càng lớn, Sở Công Thương Lạng Sơn có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Money Control) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN