Bán thứ rẻ bèo là "nhân sâm người nghèo", ông nông dân nhẹ nhàng kiếm 95 tỷ đồng/năm

Ông Nguyễn Đức Mệnh đã thành công trong phát triển doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu sang nước ngoài, được tôn vinh là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024.

Ông Nguyễn Đức Mệnh (SN 1953) hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương ở thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.

Công ty của ông Mệnh là một trong những doanh nghiệp chủ lực kết nối, đưa củ cà rốt của Hải Dương vươn xa đến các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, ông Mệnh đã xây dựng, phát triển công ty chế biến nông sản uy tín ở Hải Dương. Ảnh: Nguyễn Chương/Dân Việt.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, ông Mệnh đã xây dựng, phát triển công ty chế biến nông sản uy tín ở Hải Dương. Ảnh: Nguyễn Chương/Dân Việt.

Chia sẻ với Dân Việt, ông Mệnh cho biết: "Do ảnh hưởng của cơn bão Yagi vừa qua gây mưa lũ, nhiều vùng nguyên liệu hoa màu bị ngập úng. Hầu hết các doanh nghiệp nông nghiệp bị thiếu hụt nguyên liệu để sản xuất. Tuy nhiên, Công ty Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương của tôi vẫn đảm bảo vùng nguyên liệu để sản xuất, chế biến trong 3 tháng tới. Đây là điều không phải doanh nghiệp nào cũng làm được".

Theo ông Nguyễn Đức Mệnh, những năm qua Công ty cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương đã liên kết chặt chẽ với hàng nghìn nông dân ở Hải Dương và nhiều tỉnh thành trên cả nước xây dựng những vùng nguyên liệu lớn với diện tích hàng trăm ha.

Theo hợp đồng liên kết, phía công ty của ông Nguyễn Đức Mệnh sẽ cung cấp giống, phân bón, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật và ký hợp đồng thu mua đảm bảo đầu ra nông sản nên nông dân yên tâm và phấn khởi.

"Còn về phía Công ty cũng có lợi ích là có được vùng nguyên liệu ổn định, sản phẩm nông sản đồng đều về mẫu mã và có chất lượng cao, chinh phục được các đối tác nước ngoài như châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…", ông Mệnh nói.

Niên vụ 2023-2024, Nông dân Việt Nam xuất sắc Nguyễn Đức Mệnh thu mua khoảng 10.000 tấn củ cà rốt. Ảnh: báo Hải Dương

Niên vụ 2023-2024, Nông dân Việt Nam xuất sắc Nguyễn Đức Mệnh thu mua khoảng 10.000 tấn củ cà rốt. Ảnh: báo Hải Dương

Hiện nay, ông Nguyễn Đức Mệnh đã xây dựng khu sản xuất chế biến theo mô hình khép kín, từ khi sơ chế sản phẩm đến khi thành phẩm. 

Ông Mệnh phấn khởi cho biết: "Công ty có 4 dây chuyền sơ chế phân loại củ cà rốt và rau các loại với công suất 18 tấn/dây chuyền. Đầu tư máy móc công nghệ hiện đại nên chúng tôi tiết kiệm được công lao động, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế".

Nhìn vào thành công của ngày hôm nay, ít ai biết ông Nguyễn Đức Mệnh xuất phát điểm từ nông dân thực thụ.

Theo báo Hải Dương, ngày trước, cũng giống như các hộ khác tại địa phương, kế sinh nhai của vợ chồng ông Mệnh là trồng cà rốt. Sau đó, nhà ông bắt đầu thu gom cà rốt của người dân để buôn bán kiếm lời. 

Song công việc này không phải lúc nào cũng thuận lợi, bởi mặt hàng tươi nếu không tiêu thụ kịp thời sẽ mất nhiều hơn được.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm mì ăn liền, ông Mệnh thấy được cơ hội làm ăn.

Năm 1992, ông mở xưởng nhỏ chế biến cà rốt khô để làm nguyên liệu cho gia vị mì gói. Dần dà ông mở rộng quy mô sản xuất và phát triển thêm các mặt hàng nông sản khô như hành củ, hành lá, gừng, ớt, tỏi…

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, năm 2009 ông Mệnh quyết định thành lập Công ty CP Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương chuyên kinh doanh cà rốt tươi; cà rốt sấy khô; các loại rau gia vị sấy khô (hành lá, mùi, ngò, quế, hồi, gừng, tỏi, ớt…).

Sản phẩm của công ty được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ảnh: báo Hải Dương

Sản phẩm của công ty được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ảnh: báo Hải Dương

Đến nay, dù trải qua không ít khó khăn, biến cố nhưng Công ty CP Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương vẫn hoạt động ổn định, khẳng định vị thế doanh nghiệp nông sản chủ lực tại Hải Dương. Không chỉ tiêu thụ nông sản chế biến trong nước, công ty của ông Mệnh còn kết nối, đưa cà rốt xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản…

Niên vụ 2023-2024, Nông dân Việt Nam xuất sắc Nguyễn Đức Mệnh thu mua khoảng 10.000 tấn cà rốt; trong đó 70% sản lượng tiêu thụ nội địa, 30% đưa đi xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc…

Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu nông sản, Nông dân Việt Nam xuất sắc Nguyễn Đức Mệnh cho biết: "Nhìn chung, việc xuất khẩu cà rốt sang Nhật Bản, hay Hàn Quốc khá dễ chứ không quá khó khăn như nhiều người tưởng. Quan trọng nhất là mình phải làm tốt, sản phẩm đảm bảo cam kết thì bao nhiêu hàng, họ cũng mua hết".

Tương tự, ngoài thu mua cà rốt, doanh nghiệp của ông Mệnh còn thu mua cả hành, tỏi, gừng, quế... khoảng 3.000 tấn hành, tỏi; trên 1.000 tấn củ cải; trên 3.000 tấn rau gia vị; trên 3.000 tấn rau vụ đông (bắp cải, su hào).

Nhiều năm gần đây, doanh nghiệp của Nông dân Việt Nam xuất sắc Nguyễn Đức Mệnh đều kinh doanh hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận tăng dần từng năm. Cụ thể: Năm 2021 doanh thu của công ty đạt 68 tỷ đồng, lợi nhuận trừ chi phí 3 tỷ đồng. Năm 2022 doanh thu của công ty đạt 77 tỷ đồng, lợi nhuận trừ chi phí 4 tỷ đồng. Năm 2023 doanh thu của công ty đạt 95 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi 7 tỷ đồng.

Công ty của ông Mệnh còn tạo việc làm thường xuyên cho 100 công nhân với thu nhập trung bình trên 7,5 triệu đồng/người/tháng, thời gian cao điểm doanh nghiệp có thêm tới hơn 120 lao động thời vụ (mức tiền công 300.000 đồng/người/ngày).

Những năm gần đây, Nông dân Việt Nam xuất sắc Nguyễn Đức Mệnh đang dần chuyển giao công việc cho các con tiếp nối. Ông Mệnh cho biết điều trăn trở của ông hàng chục năm nay chưa thành là sản xuất được một loại nước ép cà rốt có thể bảo quản đủ lâu, vẫn giữ được hương vị tươi ngon để củ cà rốt của quê hương càng thêm giá trị, vươn xa hơn nữa.

Nhận xét về mô hình của ông Mệnh, anh Nguyễn Văn Doanh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Văn cho biết: Với sản lượng mỗi năm hàng chục nghìn tấn nông sản, công ty của hội viên nông dân Nguyễn Đức Mệnh đã góp phần quan trọng bảo đảm đầu ra cho nông dân trong và ngoài tỉnh. 

Cùng với phát triển sản xuất, ông Nguyễn Đức Mệnh cũng luôn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, "đền ơn đáp nghĩa", hỗ trợ xây dựng nông thôn mới… do địa phương tổ chức.

10 năm nghiên cứu, ông Nguyễn Văn Phúc ở Vĩnh Long cho ra giống nhãn siêu trái, giá bán cao gấp đôi loại thường, mang lại doanh thu 1,5 tỷ đồng một năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hoa ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN