Bán lẻ điện máy: Không dễ “ăn”

Thị trường bán lẻ điện máy có vẻ sôi động với sự hình thành của nhiều siêu thị mới tham gia thị trường trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển thì không đơn giản, đặc biệt với những cách làm ăn nóng vội, chỉ sau một thời gian ngắn phải tháo chạy để lại nhiều hệ lụy mà đối tượng

Khốc liệt

Trước đó, Wonderbuy, Best Caring phải bỏ cuộc; đầu tháng 9 này, đến phiên Siêu thị Điện máy Home One rút khỏi thị trường. Trường hợp Wonderbuy trước đây đã gây khốn đốn cho khách hàng bằng chính sách tiêu dùng “kiểu Mỹ” với nhiều ràng buộc nên khách hàng của họ không chỉ thiệt hại về số tiền bỏ ra lớn, mà các chế độ bảo hành, bảo dưỡng cũng không thực hiện được.

Nay đến lượt Home One tuy không bán hàng theo kiểu trên nhưng người tiêu dùng cũng bị thiệt thòi về các chính sách bảo dưỡng, bảo hành. Ngày 31-8, Công ty Thông tin Điện tử Z755 ra quyết định thu hồi mặt bằng đã cho Công ty CP Dịch vụ bán lẻ Tiên Phong thuê để kinh doanh Siêu thị Điện máy Home One trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, TP HCM do siêu thị này vi phạm thời gian thanh toán tiền thuê mặt bằng. Nhà bán lẻ điện máy tháo chạy là do không gánh nổi chi phí, mất cân đối thu chi, công nợ quá lớn, nợ lương nhân viên.       

Bán lẻ điện máy: Không dễ “ăn” - 1

Siêu thị Điện máy Home One tại TP HCM vừa đóng cửa

Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân doanh nghiệp chưa hình dung được hết nghiệp vụ kinh doanh quá nhanh của nhóm sản phẩm điện máy, đòi hỏi cao về công tác hậu mãi (chi phí lớn, quản lý phức tạp). Với mức lãi gộp trung bình 10% thì chi phí cho hậu mãi là một vấn đề đau đầu cho nhà bán lẻ. Nếu không chuẩn bị được điều này, doanh nghiệp khó trụ vững.

Khó cho bảo hành

Khi Wonderbuy đóng cửa, Nguyễn Kim  nhận bảo hành cho toàn bộ khách hàng đã mua sắm tại Wonderbuy. Nhưng trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp khó giải quyết, làm mất thời gian và sự hài lòng của khách hàng. Với chính sách bảo hành chính hãng nên Nguyễn Kim không thể cung cấp linh phụ kiện của nhóm hàng kém chất lượng để bảo hành sản phẩm. Ông Lê Phạm Anh Thy, giám đốc marketing Nguyễn Kim, cho biết Nguyễn Kim chưa có kế hoạch tiếp nhận bảo hành cho các trường hợp này.

Sức mua sụt giảm nên các nhà bán lẻ cố “vùng vẫy” bằng hàng giá thấp, phi lợi nhuận, thậm chí giảm giá đến 49%. Phần lớn sản phẩm giảm giá này là các lô hàng “ôm lô”, hàng lỗi kỹ thuật, trầy xước, thanh lý. Thực chất đây là cách làm “mì ăn liền” của các nhà bán lẻ yếu vốn với mong muốn xoay nhanh. Điều này không chỉ gây khó khăn cho hệ thống phân phối của nhà sản xuất mà người mua sắm cũng chịu rủi ro.

Tình hình kinh tế vẫn chưa lạc quan nên thời gian tới sẽ có thêm nhà bán lẻ gặp phải khó khăn. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên lựa chọn các hệ thống điện máy lớn, lâu năm, bền vững để mua sắm , thuận lợi cho quá trình sử dụng và bảo hành sản phẩm sau này.

Nguyễn Kim kiên định lập trường

Thị trường đa dạng phân khúc, nhiều nhu cầu khác nhau. Phân khúc trung cao là thị trường mục tiêu kiên định của Nguyễn Kim. Trước đây, Nguyễn Kim thuyết phục khách hàng TP HCM, Hà Nội sử dụng hàng chính hãng, thương hiệu mạnh, chất lượng cao và nói không với hàng trôi nổi, kém chất lượng, hàng nhái thì hiện nay, Nguyễn Kim tiếp tục định hướng này tại các thị trường mới khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông, miền Trung và Tây nguyên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo GIA HIỂN (Người lao động)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN