Anh nông dân "phát tài" nhờ nuôi cá ngoại quốc theo cách lạ cứ thế kiếm 22 tỷ đồng
Bỏ phố lên núi nuôi loại cá ưa lạnh, anh nông dân hàng năm bắt toàn con to bự mang đi bán thu 22 tỷ đồng nhẹ nhàng.
Phát huy lợi thế nguồn nước sạch trong mát từ các dòng suối, thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân nuôi cá trên các điạ hình núi đồi và vươn lên làm giàu nhanh chóng.
Nổi tiếng, anh Nguyễn Bá Tấn quê Hà Nội sau khi thử sức chăn nuôi cá ở tỉnh Lâm Đồng, Lào Cai thành công đã tiếp tục lựa chọn xã vùng cao Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum để đầu tư nuôi cá tầm.
Đây là vùng đất có điều kiện khí hậu lý tưởng để chăn cá. Nơi đây có điều kiện khí hậu phù hợp, với độ cao từ 1.000–2.300m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 độ C.
Nắm bắt tình hình thị trường và địa hình, anh Tấn đặt mua cá tầm giống từ Đức với giá 5.000 đồng/con.
Bắt đầu khởi nghiệp tại vùng đất mới từ năm 2023, anh Nguyễn Bá Tấn mạnh dạn chi số tiền lớn để đầu tư 22 bể nuôi cá tầm với quy mô trên 3.000m2.
Tiết lộ lý do đầu tư ở đây, chủ trang trại Nguyễn Bá Tấn chia sẻ với báo Dân Việt: "Tôi đã đi nhiều nơi và nhận thấy cá tầm phát triển ở vùng núi Kon Tum tốt hơn hẳn vì rừng đầu nguồn của Kon Tum vẫn còn giữ được nhiều. Chất lượng nước tốt hơn so với các tỉnh khác nên cá tầm nuôi ở đây sẽ phát triển hơn các địa phương khác".
Nông dân Nguyễn Bá Tấn thường xuyên có mặt ở trang trại cá tầm. Ảnh: Báo Dân Việt.
Nhận thấy khu vực đồi núi này có khí hậu phù hợp, đặc biệt dòng suối Siu Puông rất tinh khiết, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cá tầm. Do đo anh Tấn tận dụng nguồn nước suối Siu Puông rồi đầu tư hệ thống kênh từ đầu nguồn con suối dẫn nước vào hệ thống ao nuôi.
Với số vốn đầu tư rất lớn khoảng 40 tỷ đồng, trang trại nuôi cá được xây bằng xi măng kiên cố, nhà chứa bồn để ươm cá tầm bột, hệ thống dẫn lọc và cấp thoát nước...
Toàn cảnh trang trại nuôi cá tầm cho doanh thu cao của anh Nguyễn Bá Tấn. Ảnh: Báo Kom Tum.
Nắm bắt tình hình thị trường và địa hình nơi đây, anh Tấn đặt mua cá tầm giống từ Đức với giá 5.000 đồng/con. Do đã có kinh nghiệm nhiều năm nên khi bắt đầu triển khai nuôi cá tầm tại Tu Mơ Rông anh không gặp phải khó khăn trong kỹ thuật chăm sóc.
Có kinh nghiệp khởi nhiệp ở nhiều vùng đất khác nhau, anh Tấn biết cách thiết kế dòng nước vào ra riêng biệt để đảm bảo lượng nước sạch nhất vào trong ao và tránh lây lan dịch bệnh. Trong mỗi ao, anh Tấn nuôi khoảng từ 2.000 – 2.500 con cá tầm.
Khi có kinh nghiệm trong tay, dể cá không bị bệnh, anh Tấn luôn đảm bảo môi trường nước sạch sẽ, dòng nước chảy liên tục đồng thời phải kiểm soát nhiệt độ trong ao luôn từ 21-23 độ C. Ngoài ra cá cần được tiêm phòng các loại bệnh thường gặp.
Thông thường mỗi lứa cá sẽ được chăm sóc trong khoảng 10 tháng, khi trọng lượng cá đã đạt khoảng 2 kg/con, trang trại bắt đầu cung ứng ra thị trường.
Mỗi năm trang trại của anh Tấn nuôi khoảng 50.000 con đạt 100 tấn cá tầm, với giá dao động từ 170.000 – 220.000 đồng/kg anh Tấn thu về khoảng 17 -22 tỷ đồng.
Kể từ khi bỏ phố về quê lập nghiệp các trang trại cá của anh Tấn ngày càng phát triển.
Nhận thấy nuôi loại cá này có lãi cao, dự kiến trong thời gian tới, anh Tấn dự định sẽ mở rộng mô hình lên khoảng 500 tấn cá tầm mỗi năm trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
Sau một thời gian ngắn lập nghiệp ở Kom Tum, anh Tấn không chỉ phát triển kinh tế, trang trại của anh Tấn còn giải quyết việc làm cho 5 lao động thường xuyên và hàng chục lao động thời vụ trên địa bàn.
Ông Nguyễn Thanh Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đăk Na chia sẻ với báo Kom Tum, sau khi các doanh nghiệp khảo sát và đặt vấn đề về đầu tư dự án nuôi cá tầm, lãnh đạo xã cũng đã tạo mọi điều kiện phù hợp nhất để doanh nghiệp đầu tư dự án. Bước đầu dự án cũng cho kết quả tốt và giải quyết được việc làm tại địa phương.
"Trong thời gian tới, địa phương sẽ phối hợp doanh nghiệp hướng tới thành lập HTX nuôi cá tầm để người dân cùng tham gia, doanh nghiệp cung ứng giống, kỹ thuật chăm sóc, xác định tỷ lệ ăn chia để nhân rộng mô hình trên địa bàn, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, gia tăng thu nhập cho doanh nghiệp và nhân dân", ông Thủy nhấn mạnh.
Cá tầm là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho tất cả mọi lứa tuổi. Thông thường cá tầm có thịt trắng, dai, có thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thu và dễ tiêu hóa.
Đặc biệt, thịt loại cá này chứa nhiều vitamin A, phốt-pho, selen và vitamin B6, B12 đặc biệt là omega 3 và omega 6. Hàm lượng DHA trong 100gr thịt cá là khoảng 0,54gr, cá tầm là nguồn cung cấp DHA cho bà mẹ mang thai và trẻ em, theo VOV.
Ngoài ra, cá tầm còn cung cấp hàm lượng đáng kể Protein, Niacin và Vitamin 12, những dưỡng chất có lợi cho hoạt động của cơ thể và bộ não của con người.
Không chỉ vậy, trứng cá tầm được gọi là "thức ăn tình yêu" do hợp chất arginine trong trứng cá có tác dụng tăng lưu thông máu. Trứng cá tầm (còn gọi là caviar) là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng với các thành phần như canxi, photpho, protein, selen, sắt, magiê và các loại vitamin B12, B6, B2, B44, C, A, và D.
Sụn cá tầm còn được sử dụng để bào chế ra các loại thuốc có lợi cho xương khớp, giúp phát triển chiều cao của trẻ em và phục hồi các khớp xương của người già.
Nguồn: [Link nguồn]
Chăm chỉ và ham học hỏi, một nông dân ở Kiên Giang nuôi thành công con đặc sản trong ao nhà, doanh thu 1 tỷ mà lãi 700-800 triệu khiến ai cũng trầm trồ.