Ấn Độ "dọa" cấm xuất khẩu một mặt hàng, nhiều nước đứng ngồi không yên
Ấn Độ dự kiến sẽ áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu đường sau khi thời tiết khô hạn hoành hành ở quốc gia trồng mía lớn thứ hai thế giới, một động thái sẽ thắt chặt nguồn cung chất ngọt toàn cầu.
Quốc gia Nam Á này có thể sẽ hạn chế xuất khẩu trong mùa vụ mới và quyết định sẽ sớm được đưa ra. Hạn ngạch cho một số mặt hàng bán ra nước ngoài có thể được ban hành nếu nguồn cung trong nước được cải thiện.
Ấn Độ ghi nhận đợt gió mùa yếu nhất trong 5 năm và bất kỳ sự sụt giảm nào về sản lượng nông nghiệp đều có thể gây áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi trong việc kiểm soát lạm phát lương thực trước cuộc bầu cử vào tháng tới và năm 2024. Việc hạn chế xuất khẩu sẽ siết chặt thị trường và có khả năng thúc đẩy giá kỳ hạn ở New York và Luân Đôn.
Theo văn phòng thời tiết, một số khu vực ở các bang Karnataka và Maharashtra của Ấn Độ nằm trong số những khu vực khô hạn nhất trong đợt gió mùa này. Đây là những khu vực trồng mía trọng điểm của Ấn Độ.
Ấn Độ đã đưa ra hệ thống hạn ngạch vào năm 2022-2023 và hạn chế xuất khẩu đường ở mức khoảng 6 triệu tấn sau khi lượng mưa muộn làm giảm sản lượng, so với mức 11 triệu tấn không hạn chế một năm trước đó.
Theo khảo sát của Bloomberg với 14 nhà phân tích, thương nhân và nhà máy xay vào tháng trước, hầu hết cho biết Ấn Độ có thể không xuất khẩu đường trong mùa này do sản lượng thấp hơn. Hai người được hỏi cho biết lô hàng có thể đạt tổng cộng ít nhất 2 triệu tấn.
Quyết định này có thể làm tăng giá đường và dẫn đến lạm phát trên thị trường thực phẩm toàn cầu, khiến nhiều nước phải nỗ lực tìm nguồn cung mới. Giá đường thô kỳ hạn tăng lên mức cao nhất 12 năm trong tháng 9 do lo ngại về nguồn cung thắt chặt, bất chấp vụ thu hoạch bội thu từ Brazil, nhà sản xuất hàng đầu thế giới.
Theo ước tính của một nhóm nghiên cứu tháng trước, sản lượng từ Thái Lan có thể giảm gần 1/5 trong vụ thu hoạch sắp tới do hạn hán nghiêm trọng. Sự khởi đầu của El Niño trong năm nay đã dẫn đến điều kiện khô hạn hơn và lượng mưa thấp hơn ở nhiều nơi ở châu Á.
Quả chay có vị chua chua, ruột hồng bắt mắt hiện được bán giá khá cao, ngang với trái cây nhập ở Hà Nội vẫn được nhiều người săn lùng.
Nguồn: [Link nguồn]