Ấn Độ có thể hạn chế xuất khẩu gạo, giá lúa ở miền Tây có tăng?
Dự báo, việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo và tăng thuế sẽ khiến thị trường lúa gạo thế giới ảnh hưởng.
Giá lúa chưa tăng
Ngày 23/9, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ - Trần Thái Nghiêm thông tin, mặc dù có thông tin Ấn Độ tạm ngưng xuất khẩu đối với một số mặt hàng gạo, nhưng giá lúa của trên đồng ruộng của người dân vẫn chưa biến động.
Hiện nay một số địa phương đang thu hoạch vụ lúa Thu Đông.
Ngày 23/9, giá lúa ở ĐBSCL vẫn không biến động. Hiện lúa IR 504 5.300 – 5.500 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 5.600 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 5.500 – 5.600 đồng/kg; OM 18 5.700 – 5.900 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg;
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu duy trì quanh mốc 8.450 – 8.550 đồng/kg. Tương tự, gạo thành phẩm ổn định ở mức 9.100 - 9.200 đồng/kg.
Hiện nay, ngành nông nghiệp tập trung vào sản xuất giống chất lượng cao để khẳng định hơn nữa thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trước đó, vào ngày 8/9, Tổng cục Ngoại Thương Ấn Độ đã quyết định ngưng xuất khẩu gạo tấm (mã HS 1006 40 00), có hiệu lực kể từ ngày 9/9 (hiện đã cho kéo dài đến ngày 30/9).
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng cũng áp thuế xuất khẩu lên tới 20% đối với các loại thóc gạo, gồm thóc (mã HS 100610), gạo lứt (mã HS 10620) và các loại gạo khác trừ gạo đồ và gạo Basmati (mã HS 10063090).
Chính phủ Ấn Độ cho biết động thái ngưng xuất khẩu gạo tấm và áp thuế cao lên các loại thóc gạo xuất khẩu khác là nhằm đảm bảo nguồn cung, kiềm chế giá lương thực trên thị trường nội địa…
Tại Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Thu Đông, vụ mùa năm 2022; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2022 - 2023 vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL vào ngày 22/9, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) - ông Nguyễn Ngọc Nam cho rằng, Philippines là thị trường quan trọng trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Sau khi Ấn Độ áp thuế xuất khẩu gạo trắng và cấm xuất khẩu gạo tấm, Philippines lo ngại nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng.
Hiện, Philippines cũng rất quan tâm đến gạo Việt Nam bởi lo ngại nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng. Còn thị trường Trung Quốc - đứng thứ hai nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm khoảng 30-40%, trong 8 đầu năm nay, xuất khẩu gạo sang thị trường này lại giảm mạnh, giá trị xuất khẩu gần 270 triệu USD.
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch VFA dự báo thị trường có thể biến động do Ấn Độ ngưng xcuất khẩu gạo.
Lý do là thị trường Trung Quốc thay đổi trong chính sách nhập khẩu gạo, hiện chỉ tập vào gạo ST và nếp và gạo của Việt Nam. Ngoài ra, thị trường Bờ Biển Ngà và Ghana cũng nhập khẩu gạo Việt Nam với số lượng lớn, chiếm khoảng 18% lượng gạo xuất khẩu.
Theo ông Nam, hiện tại Ấn Độ hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng gạo, Thái Lan nâng ngân sách hỗ trợ cho ngành hàng lúa gạo trong nước và Philippines kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu gạo là những nhân tố chính đang chi phối thị trường thương mại gạo thế giới hiện nay.
Tình hình thương mại gạo thế giới hiện vẫn khá ổn định, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước thời gian tới.
Dự báo, việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo và tăng thuế sẽ khiến thị trường lúa gạo thế giới ảnh hưởng. “Thời gian tới, thị trường sẽ tiếp tục biến động do Ấn Độ sụt giảm nguồn cung”, ông Nam nói.
Có biến động, nhưng nông dân đừng quá kỳ vọng giá lúa tăng vọt
Với những dự báo từ ngành chức năng, chắc chắn thị trường lúa gạo thế giới sẽ có những biến động nhất định khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng gạo.
Đây có thể là cơ hội về triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới, vừa đạt được kế hoạch vừa nâng cao chất lượng, vị thế ngành hàng lúa gạo Việt Nam.
Nông dân ĐBSCL canh tác lúa.
Tuy nhiên, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nhìn nhận, có thể lúa gạo sẽ không có biến động gì lớn dù nơi này, nơi kia có thể bị thiên tai mất mùa.
“Và chúng ta cũng không kỳ vọng về lượng gạo có thể thiếu hụt, dẫn đến tăng giá. Vì Ấn Độ và Trung Quốc có lượng gạo dự trữ tương đương với lượng gạo hàng hóa 1 năm trên toàn cầu. Có thể thiếu hụt lương thực trên thế giới diễn ra nhưng không kéo dài.
Thứ nhất vì nhiều quốc gia có thể xuất lượng dự trữ quốc gia. Thứ hai mùa vụ của các quốc gia sản xuất lúa lúc nào cũng xuống giống và luôn luôn có thu hoạch”, ông nói.
Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt thông tin, diễn biến của gạo xuất khẩu hay các quốc gia nhập khẩu cũng tùy theo tình hình. Một số quốc gia cũng thay đổi chính sách nhập khẩu để làm thế nào hạn chế tối đa việc giá gạo đang tăng.
Vì vậy, nếu nông dân chờ đợi giá lúa gạo tăng cao là rất khó. Muốn tăng thu nhập, cần giảm chi phí sản xuất là điều quan trọng nhất. Vừa giảm được lượng giống, phân bón, thuốc trừ sâu, sản phẩm làm ra đáp ứng được yêu cầu của các thị trường, khẳng định được thương hiệu gạo Việt Nam an toàn, thân thiện.
“Chúng ta đang phải cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu. Nếu giá thành sản xuất của chúng ta thấp, doanh nghiệp có những thuận lợi để mua gạo xuất khẩu thì việc chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tốt hơn”, ông Tùng nêu vấn đề.
Theo Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, vụ lúa Thu Đông này Cần Thơ xuống giống hơn 66.000 ha, trong đó cơ cấu giống chất lượng cao chiếm tỷ lệ cao để phục vụ nhu cầu xuất khẩu, năng suất ước đạt từ 5,9 đến 6 tấn/ha.
Ngành nông nghiệp đã khuyến cáo người dân canh tác lúa theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm lượng giống, phân bón, sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước khó tính trên thế giới.
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch VFA Việt Nam cho biết, kế hoạch xuất khẩu gạo cả năm 2022 khoảng 6,3 - 6,5 triệu tấn cao hơn khoảng 100.000-200.000 tấn so với năm 2021.
Tính đến thời điểm tháng 8, Việt Nam đã xuất khẩu gần 4,8 triệu tấn gạo, đạt trị giá hơn 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ 2021, tăng hơn 20% về số lượng và tăng gần 10% về trị giá.
Những tháng còn lại của năm nay, dự kiến Việt Nam sẽ xuất khẩu từ 1,5 đến 1,7 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân đạt hơn 486 USD/tấn, giảm hơn 47 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Từ đầu năm đến nay Philippines đã nhập khẩu hơn 2,2 triệu tấn gạo của Việt Nam với giá trị hơn 1 tỷ USD, đứng đầu về danh sách nhập khẩu gạo của Việt Nam. Tiếp đến là Trung Quốc với hơn 520.000 tấn và một số thị trường khác.
Động thái áp thuế và tạm dừng xuất khẩu gạo tấm của Ấn Độ đang khiến thị trường thế giới biến động mạnh. Chỉ trong vòng một tuần, giá gạo xuất khẩu của Việt...
Nguồn: [Link nguồn]