8X xứ Mường nuôi gà Mía thả "tím cả đồi", bán chạy như tôm tươi

Sự kiện: Kinh Doanh

Thời gian gần đây, mô hình nuôi gà Mía thả đồi đang phát triển mạnh ở một số địa phương của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Bước đầu, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ chăn nuôi vươn lên làm giàu. Anh Bùi Văn Luân sinh năm 1985, dân tộc Mường, xóm Lán Ráy, xã Bình Sơn là một trong những hộ có thu nhập hơn 100 triệu đồng từ nuôi gà Mía thả đồi.

Chia sẻ với PV Dân Việt về cơ duyên đến với nghề nuôi gà mía thả đồi, anh Bùi Văn Luân, cho biết: "Trước kia, tôi đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc làm công việc cơ khí, tiền thù lao ở nước ngoài khá cao. Nhưng do làm ăn xa gia đình, nên sau 4 năm lao động ở nước ngoài, tôi trở về quê nhà phát triển kinh tế trang trại.

Tôi sử dụng số tiền tích góp sau thời gian làm việc ở Hàn Quốc, mua vật liệu, lưới về rào xung quanh nương rẫy sau nhà, để nuôi gà mía thả đồi. Sau đó tôi xuống các trang trại lớn ở tỉnh Hưng Yên mua giống gà về nuôi, nên chất lượng giống luôn được đảm bảo, ít bị dịch bệnh."

Ngoài nuôi gà mía thả đồi, anh Bùi Văn Luân còn nuôi gà Lạc Thủy phát triển kinh tế gia đình.

Ngoài nuôi gà mía thả đồi, anh Bùi Văn Luân còn nuôi gà Lạc Thủy phát triển kinh tế gia đình.

“Khi mới chuyển sang nuôi gà Mía thả đồi, tôi không am hiểu về tập tính sinh sống của đàn gà, nên hay bị dịch bệnh, còi cọc, hiệu quả kinh tế thấp. Để nâng cao kiến thức trong chăn nuôi, tôi tự lên mạng internet tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc gà thả đồi và khẩu phần ăn cho đàn gà. Sau đó, tôi tiếp tục đi tham quan học hỏi kinh nghiệm các mô hình chăn nuôi gà thả đồi ở nhiều tỉnh như Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Giang về áp dụng vào trang trại của mình. Vì vậy, mà đàn gà của gia đình tôi luôn phát triển khỏe mạnh”- anh Bùi Văn Luân cho biết thêm.

Anh Luân cho biết: Khi đàn gà Mía đến thời điểm xuất chuồng, rất nhiều thương lái vào tận nhà thu mua, nên đầu ra luôn ổn định.

Anh Luân cho biết: Khi đàn gà Mía đến thời điểm xuất chuồng, rất nhiều thương lái vào tận nhà thu mua, nên đầu ra luôn ổn định.

Anh Luân là 1 trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình.

Anh Luân là 1 trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình.

Theo anh Luân: "Để đàn gà Mía phát triển khỏe mạnh, khâu quan trọng nhất là lựa chọn mua giống. Tôi thường chọn những con gà nhanh nhẹn, chân to, mắt sáng, tránh mua những con gà giống khô chân, khoèo chân... Trong thời gian chăm sóc đàn gà, tôi chia ra từng khẩu phần riêng theo từng tháng tuổi của gà, để làm sao đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho đàn gà phát triển tốt nhất.

Khi gà đến tháng xuất bán, tôi đi mời chào bán sản phẩm tại các quán ăn, cửa hàng trên địa bàn huyện Kim Bôi. Thậm chí tôi còn đến tận nhà các gia đình có đám cưới trên địa bàn xã để giới thiệu sản phẩm. Khi bắt đầu có nhiều người biết đến hoạt động của trang trại, tôi mở rộng địa bàn giới thiệu sản phẩm gà sang các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong thông qua các kênh nhóm chợ online trên mạng xã hội."

Nhờ cách chăm sóc khoa học và bài bản, nên đàn gà mía của gia đình anh Luân phát triển rất tốt và khỏe mạnh.

Nhờ cách chăm sóc khoa học và bài bản, nên đàn gà mía của gia đình anh Luân phát triển rất tốt và khỏe mạnh.

Nhằm đáp ứng đầy đủ thức ăn cho đàn gà, anh Luân cùng gia đình tận dụng diện tích ruộng sau nhà trồng ngô và sắn làm thức ăn dự trữ. Vì thế, mà anh đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí thức ăn chăn nuôi. Anh  Bùi Văn Luân cho biết thêm: "Tôi tận dụng tối đa diện tích đồi sau nhà rào chắn xung quanh nên lượng thức ăn ngoài tự nhiên cho đàn gà như cỏ, giun, dế... luôn dồi dào. Một năm tôi nuôi được 2 lứa gà Mía, mỗi lứa khoảng 600 con, sau khi trừ chi phí tôi lãi hơn 100 triệu đồng từ gà thả đồi."

Sau khi trừ chi phí, bình quân 1 năm anh Luân thu lãi hơn 100 triệu đồng từ nuôi gà.

Sau khi trừ chi phí, bình quân 1 năm anh Luân thu lãi hơn 100 triệu đồng từ nuôi gà.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đinh Tất Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, cho hay: "Mô hình nuôi gà Mía thả đồi của hội viên Bùi Văn Luân rất đáng để nhân rộng đến với các hội viên khác. Mặc dù còn trẻ tuổi nhưng anh Luân rất tích cực tìm tòi, đổi mới tư duy trong chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền đến các hội viên ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, giúp bà con thoát nghèo và vươn lên làm giàu ở địa phương."

Nuôi con có sừng, quý ông thích lấy làm mồi nhậu... kiếm 700 triệu/năm

Sau khi tìm hiểu được quy trình, cô gái bắt đầu nuôi và kiếm được hơn 700 triệu đồng/năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Hoàng ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN