70% người mua hàng do người nổi tiếng trên mạng giới thiệu

Có 70% người dân mua sắm qua các trang thương mại điện tử, tỉ lệ này giảm so với năm 2021 trong khi số người mua hàng qua mạng xã hội lại tăng cao. 

Ngày 25-7, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số công bố báo cáo thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2023.

Theo đó, trong khu vực Đông Nam Á, quy mô nền kinh tế internet Việt Nam năm 2022 đạt 23 tỉ USD, xếp thứ ba sau Thái Lan với quy mô 35 tỉ USD, Indonesia 77 tỉ USD.

Dự báo năm 2025, kinh tế internet Việt Nam đạt 49 tỉ USD, Thái Lan 53 tỉ USD và Indonesia 130 tỉ USD.

Về doanh thu thị trường TMĐT bán lẻ (B2C) Việt Nam năm 2023 dự báo đạt 20,5 tỉ USD tăng 4,1 tỉ USD hơn so với năm 2022.

Tỉ trọng doanh thu TMĐT B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước chiếm 7,8%-8% trong khi năm 2022 là 7,5%.

Năm 2023 ước tính số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến khoảng 59-62 triệu người, năm 2022 là 57,0 triệu người.

Giá trị mua sắm trực tuyến của một người năm 2023 ước khoảng 300-320 USD tăng 12-32 USD so với năm 2022.

Về tỉ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến có 78%, có đến 83% người dùng thường xuyên so sánh giá bán trên mạng và giá bán trực tiếp.

77% người dùng internet tham gia trải nghiệm hoạt động mua sắm kết hợp giải trí như livestream, game tương tác.

Đáng chú ý, có đến 70% người dùng ưu tiên mua hàng hóa dịch vụ được cá nhân nổi tiếng trên mạng (KOLs) giới thiệu.

93% người dùng sẽ tiếp tục mua sắm qua mạng trong tương lai.

56% người dùng internet chưa mua nông sản qua thương mại điện tử. Ảnh: TÚ UYÊN

56% người dùng internet chưa mua nông sản qua thương mại điện tử. Ảnh: TÚ UYÊN

Loại hàng hóa dịch vụ được mua trên mạng nhiều nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm với 76%, đồ dùng gia đình 67%.

Về các kênh mua sắm trực tuyến, có 70% người dân mua sắm qua website TMĐT, giảm 8% so với năm 2021. Trong khi đó có 65% người dùng mua hàng qua mạng xã hội, tăng 13% so với năm 2021.

Báo cáo cho thấy những yếu tố trở ngại khi mua sắm trực tuyến là 68% người dùng cho rằng chất lượng kém so với quảng cáo, giá cả không rõ ràng 38%, 35% lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ và 31% chi phí vận chuyển cao.

Về lý do chưa mua sắm trực tuyến, 41% người dùng không tin tưởng đơn vị bán hàng, 38% hàng hóa dịch vụ không phong phú, 33% cho rằng khó kiểm định chất lượng hàng hóa.

Có 37% người đã từng mua nông sản qua TMĐT, 56% chưa mua. Lý do chưa mua của 39% người dân là mua tại cửa hàng thuận tiện hơn, 38% cho rằng khó kiểm định chất lượng hàng hóa.

58% người dùng đánh giá nhược điểm khi mua nông sản qua TMĐT là chất lượng kém so với quảng cáo, 41% cho biết giá cao hơn mua trực tiếp. Tuy nhiên, 70% NTD cho biết sẽ tiếp tục mua qua TMĐT.

Đối với doanh nghiệp, 58% cho biết khó khăn lớn nhất khi đưa nông sản lên TMĐT là công đoạn vận chuyển và bảo quản.

39% cho biết lượng khách hàng ít và nhu cầu tiêu thụ thấp, trong tương lai 81% DN vẫn tiếp tục đưa nông sản lên TMĐT.

Năm 2022 có 89% khiếu nại phản ảnh trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT liên quan đến website, ứng dụng chưa đăng ký, thông báo.

Rơi nước mắt cảnh dưa hấu của nông dân Gia Lai vứt đầy đường

Do mưa bão kéo dài, hơn 52 ha dưa hấu trái vụ đang thời kỳ thu hoạch của 71 hộ dân ở xã Phú Cần, huyện Krông Pa, Gia Lai bị ngập úng, thối quả phải vứt đầy đường. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tú Uyên ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN