61% doanh nghiệp chưa hài lòng với cải cách thuế

Dù nỗ lực cải cách sâu rộng trong toàn bộ hệ thống thuế nhằm đem lại một môi trường thuế minh bạch nhưng phần lớn doanh nghiệp vẫn chưa hài lòng với hệ thống thuế Việt Nam và muốn có thêm điều chỉnh, cải cách để nhận được những đánh giá phản hồi tích cực hơn.

Theo như kết quả khảo sát của Ban Tổ chức V1000, có tới 61% số doanh nghiệp mong muốn sửa đổi thêm nhiều điểm trong quy định hiện nay của hệ thống thuế, 26% doanh nghiệp mong muốn sửa đổi thêm chút ít, và chỉ có 13% DN hài lòng với những chính sách thuế hiện nay.

Nhận xét của DN về hệ thống thuế hiện hành của Việt Nam

61% doanh nghiệp chưa hài lòng với cải cách thuế - 1

Nguồn: Khảo sát các DN V1000 do Vietnam Report thực hiện, tháng 9/2015

Cụ thể hơn, trong năm 2014 vừa qua, các DN vẫn gặp phải một số vấn đề vướng mắc chủ yếu sau liên quan đến thuế, bao gồm các quy định pháp luật, chính sách thuế, với 33% số Doanh nghiệp lựa chọn ý kiến này; biểu mẫu rườm rà hay thay đổi (16%); thủ tục hành chính phức tạp (13%); quá trình thanh tra kiểm tra (12%); và các vấn đề liên quan đến kê khai thuế qua mạng (11%).

Trong rất nhiều yếu tố mà các Doanh nghiệp phản hồi mong muốn được cải thiện, dẫn đầu vẫn là những vấn đề liên quan đến đơn giản hóa thủ tục hành chính, với 27% số Doanh nghiệp bày tỏ mong muốn này, tiếp đó là sự tăng cường ứng dụng của CNTT trong các TTHC thuế với 16% số Doanh nghiệp lựa chọn ý kiến này. Nâng cao năng lực giải quyết công việc của cán bộ thuế; và tăng tính công khai minh bạch trong thực hiện TTHC thuế cũng là những yếu tố khiến các Doanh nghiệp chưa thực sự hài lòng với chế độ hiện hành của hệ thống thuế Việt Nam.

Những yếu tố DN mong muốn cải thiện trong chính sách thuế hiện nay

61% doanh nghiệp chưa hài lòng với cải cách thuế - 2

Nguồn: Khảo sát các DN V1000 do Vietnam Report thực hiện, tháng 9/2015

Ngoài ra, theo như số liệu Ban Tổ chức V1000 thu thập được trong đợt khảo sát vừa qua, 9% số Doanh nghiệp có mong muốn được tham gia vào quá trình soạn thảo, sửa chữa, bổ sung các VBPL về thuế, trong đó tỷ lệ Doanh nghiệp thể hiện mong muốn này nhiều nhất đến từ khối FDI và Tư nhân. Đây cũng là 2 khối Doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong quy mô nền kinh tế của Việt Nam. 

Việc mong muốn được đóng góp ý kiến vào quá trình soạn thảo các VBPL về thuế của các Doanh nghiệp nói chung và 2 khối Doanh nghiệp này nói riêng cho thấy sự quan tâm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Huyền (Tiền Phong)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN