5 triệu con heo bị tiêu hủy, nhập thịt heo tăng kỷ lục

Sự kiện: Kinh Doanh

Riêng 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã nhập 11,7 ngàn tấn thịt với kim ngạch nhập khẩu 22,1 triệu USD, gấp 3,7 lần về lượng và 4,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Thông tin trên được Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ NN-PTNT cho biết tại Hội nghị Phát triển chăn nuôi heo an toàn sinh học và góp ý cho các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Chăn nuôi, sáng 13-9.

Cụ thể, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, trong những năm gần đây, sản lượng thịt gia súc, giam cầm cả nước liên tục tăng trưởng dương, năm sau tăng cao hơn năm trước. Tổng sản lượng thịt các loại từ 4,78 triệu tấn thịt hơi năm 2015 tăng lên 5,34 triệu tấn năm 2018, tăng bình quân 3,7%/năm. 

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: AH

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: AH

Tuy nhiên, riêng trong 7 tháng đầu năm 2019, trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi hoành hành vào nước ta và có diễn biến phức tạp, thì tỷ lệ nhập khẩu thịt heo cũng tăng vọt với 11,7 ngàn tấn thịt, kim ngạch nhập khẩu 22,1 triệu USD/năm, gấp 3,7 lần về lượng và 4,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Sản lượng nhập khẩu thịt gia cầm tăng không nhiều so với cùng cùng kỳ năm ngoái với 87,8 ngàn tấn, kim ngạch nhập khẩu 78,6 triệu USD.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, ngay từ khi có dịch, Chính phủ và Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo cơ cấu lại ngành chăn nuôi và phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản để đảm bảo lượng thịt cung ứng vào dịp cuối năm.

Theo đó, sau tám tháng, tốc độ tăng trưởng của chăn nuôi đại gia súc đã đạt trên 3% về sản lượng. Chăn nuôi gia cầm được đẩy mạnh với tốc độ trên 10%. "Với 409 triệu con gia cầm, 6 tỷ quả trứng, năm nay nếu đạt mức tăng trưởng 11-13% thì chúng ta sẽ phần nào bù đắp được lượng thịt thiếu hụt. Cạnh đó, nuôi trồng thủy sản trong 8 tháng vừa qua tăng sản lượng 5,7%, cuối năm nay cố gắng tăng trên 8%, đảm bảo chỉ tiêu xuất khẩu và đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Ngoài ra, ông Tiến cũng cho biết, hiện giờ còn một chu kỳ để phát triển chăn nuôi heo nên nếu phát triển chăn nuôi an toàn sinh học được nhân rộng ở các tỉnh thành trong cả nước thì lượng thực phẩm cung cấp vào dịp tết sắp tới sẽ đáp ứng được cơ bản nhu cầu của xã hội.

"Tôi đã tìm hiểu một số cơ sở đã tái đàn và có hiệu quả, như ở Mê Linh, hiện giờ đàn heo đã trên 1 tạ vẫn an toàn. Hiện tại với giá heo như thế này, với những mô hình như vậy chúng ta cần nhân rộng để đảm bảo thị trường trong dịp tết", ông Tiến nói. Số liệu thống kê mới nhất năm 2018, số trang trại chăn nuôi heo an toàn sinh học tăng lên trên 2.500 trang trại, tăng 0,8% so với năm 2017, chiếm tỷ lệ 25,6% số trang trại chăn nuôi heo của cả nước với tổng đầu con trên 2,82 triệu con, chiếm tỷ lệ 9,9%.

Cạnh đó, số liệu mới nhất về heo nhiễm dịch tả heo châu Phi cũng cho thấy đã có 7.459 xã thuộc 639 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số heo tiêu hủy là gần 5 triệu con; với tổng trọng lượng là hơn 280 ngàn tấn (chiếm 7% tổng trọng lượng thịt heo của cả nước).

Việt Nam thiếu thịt heo, lượng thịt nhập tăng gấp 4 lần

Thiếu thịt, Việt Nam buộc phải tăng nhập khẩu, tăng giá bán lẻ, tăng sức mua các loại thịt thay thế và thịt heo có thương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo AN HIỀN ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN