5 câu hỏi nhất định phải tự vấn trước khi "cháy túi" vào ngày Black Friday

Sự kiện: Ngày Black Friday

Mua sắm trong các dịp giảm giá mang lại cảm giác thỏa mãn như tìm thấy kho báu nhưng khi mua hàng vào ngày Black Friday thì người mua hàng cần đặt câu hỏi trước khi mua để tránh “cháy túi”.

Trên thế giới, Black Friday hay còn gọi là ngày "Thứ Sáu đen tối" được ấn định vào thứ 6 đầu tiên sau ngày Lễ Tạ Ơn. Vào ngày này, các chương trình giảm giá “khủng” diễn ra trên khắp thế giới với mức giảm lên tới 50-80%. 

Black Friday được du nhập vào Việt Nam mấy năm gần đây. Hoạt động khuyến mãi ngày Black Friday thường kéo dài cả tuần, song vào ngày lễ chính Black Friday thì mức độ giảm giá sẽ mạnh nhất. Để tránh “cháy túi” vào những mặt hàng không cần thiết, người mua hàng cần đặt ra 5 câu hỏi trước khi mua hàng.

Để tránh “cháy túi” vào những mặt hàng không cần thiết, người mua hàng cần đặt ra 5 câu hỏi trước khi mua hàng.

Để tránh “cháy túi” vào những mặt hàng không cần thiết, người mua hàng cần đặt ra 5 câu hỏi trước khi mua hàng.

Tôi có thực sự cần mua món này không?

Đây là câu hỏi mà cha mẹ từng hỏi chúng ta mỗi khi xin mua đồ chơi và cũng là câu hỏi chúng ta đặt ra cho những đứa trẻ của mình. Trớ trêu thay, việc đặt câu hỏi và xác định mong muốn của mình với nhu cầu lại khá khó khăn.

Điều quan trọng là phải trung thực và thực tế, thay vì phản ứng khi thấy hàng giảm giá, Janenne Lackey, nhà hoạch định tài chính của Wilde Wealth cho hay: “Đừng để bị cuốn vào việc tiết kiệm tiền nhờ mua hàng giảm giá. Trước khi mở ví mua hàng, bạn cần ngồi xuống và suy nghĩ tại sao bạn cần nó. Bạn cần nó trong một khoảng thời gian và vẫn sống tốt khi không có nó? Nếu vậy, bạn vẫn ổn khi không có nó”.

Các thiết bị điện tử, điện gia dụng là mặt hàng bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng. Hãy tự hỏi rằng có nên mua mới để thay thế cho thiết bị đang dùng chỉ vì nó đang được giảm giá? Thiết bị đang sử dụng vẫn hoạt động tốt thêm một năm nữa thì sao?  

Tôi đã thật sự chú ý đặc biệt tới con số 9 trên giá bán?

Cảnh giác với sức mạnh bí ẩn của con số 9. Nếu không nhận ra, chúng ta có thể trở thành nạn nhân của trò lừa đảo bán lẻ phổ biến này.

Theo một thí nghiệm của trường Đại học Chicago và Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ), khách hàng có cơ hội mua mặt hàng có giá trị 34 đô la hoặc 39 đô la. Nghe thật điên rồ nhưng mọi người đều nghiêng về món hàng 39 đô la, dù nó đắt hơn. Lý do là hầu hết mọi người đều liên kết con số 9 với “tiết kiệm”, nên họ nhanh chóng mua hàng do thời gian khuyến mại có hạn.

Một câu hỏi liên quan bạn nên tự hỏi: “Liệu tôi có mua món này nếu nó không giảm giá?”. Bà Ashley Feinstein Gerstley, người sáng lập ra Frypt Femme nói rằng, con người thích cảm giác chiến thắng và giành được những món hàng giá hời, điều đó tạo nên sự thành công cho các chương trình khuyến mại. Đặc biệt, chúng ta định không mua gì những vì món hàng đó giảm giá 40% hay chỉ còn 60 đô la chúng ta lại đổi ý. Vấn đề ở đây, nếu bạn không có kế hoạch mua hàng nhưng vẫn mua vì nó giảm giá, thì bạn thật sự đang làm tốn đi 60 đô la.

Liệu tôi sẽ cảm thấy thích thú món hàng này trong bao lâu?

Bạn tìm được 10 mẫu quần áo được giảm giá và thử mặc chúng. Bạn thấy thật tuyệt vời và muốn sở hữu hết cùng với vài món phụ kiện. Trong thời điểm mọi người đang nô nức săn hàng khuyến mại, bạn quyết định rút ví. Nhưng những ngày sau, những bộ quần áo đó lại được cất sâu trong tủ và bạn thậm chí còn không nhớ hết mình đã mua gì.

Bên cạnh đó, việc nghĩ xem món hàng này mang lại niềm vui cho bản thân hay người mình tặng là khá cần thiết. Việc tặng quà thể hiện sự chu đáo nhưng chúng cũng có thể không đáng giá nếu không thật sự hữu ích và mang lại niềm vui.

Thông thường, chúng ta không thể nhớ cụ thể đã nhận được món quà gì trong những năm qua. Nhưng chúng ta sẽ luôn nhớ đến sự ấm áp khi ở cạnh nhau trong dịp lễ. Do đó, hãy dành tiền bạc để mua các vật phẩm và trải nghiệm tạo nên những kí ức lâu dài.

Liệu tôi có phải đến tận nơi để mua món hàng này?

Ưu điểm của săn hàng giảm giá trực tuyến là phù hợp với những con người bận rộn, ít có thời gian để lùng sục các kệ hàng bán lẻ. Tuy nhiên nhược điểm của nó là khiến cho chúng ta dễ “cháy túi”. Chỉ cần một cú ấn đúp, bạn có thể vừa xem ti vi, tán gẫu với bạn bè hay ăn tối vừa mua hàng.

Vì thế, khi ngồi ở nhà và săn hàng trực tuyến bạn hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh khác. Nếu bạn phải thức dậy, mặc quần áo và lái xe đến cửa hàng để mua món hàng này thì bạn có đi không. Nếu câu trả lời là không thì có nghĩa món hàng đó không đáng để bạn mua, đồng nghĩa với việc bạn nên xóa nó khỏi giỏ hàng trực tuyến.

Tôi sẽ phải trả tiền cho món hàng này bằng cách nào?

Trước khi rút ví thanh toán, bạn hãy cân nhắc có đủ tiền hay phải quẹt thẻ tín dụng. Gerstley nói rằng sự hiểu biết chính xác về cách xử lý mua hàng sẽ giúp chúng ta thành công về tài chính, thay vì gánh nặng.

Theo chuyên gia này, một trong những rắc rối chúng ta gặp phải vào ngày Black Friday đó là mua hàng không có kế hoạch. Điều đó khiến chúng ta tiêu hụt vào số tiền tiết kiệm hoặc sử dụng đến thẻ tín dụng. Vì vậy, trước khi mua hàng, bạn cần cân nhắc về ngân sách để quyết định xem mình có sẵn tiền để chi tiêu không.

Điểm mấu chốt là vào ngày Black Friday, khắp nơi đều tung ra các chương trình khuyến mại, khiến bạn bị hấp dẫn. Hãy chắc chắn rằng bạn lên kế hoạch cần mua những gì và mua cho ai để tránh bội chi vào những thứ vô nghĩa. Và hãy nhớ rằng, chỉ vì một thứ gì đó được giảm giá không có nghĩa rằng nó là một món quà tuyệt vời.

Những điều bạn chưa biết về ngày Black Friday

Black Friday bắt nguồn từ đâu và có từ khi nào?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Đan (Theo Hermoney) ([Tên nguồn])
Ngày Black Friday Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN