300 container hàng hoá vô chủ tại cảng Cát Lái: Chủ yếu là rác phế liệu, hàng cấm nhập khẩu
"Nhiều đối tượng bất chấp các quy định của pháp luật để nhập khẩu mặt hàng này. Khi đó, họ sẽ khai báo hải quan là hàng mới 100% hoặc các mặt hàng khác như vải, thiết bị văn phòng, rổ nhựa... Nhưng, đó chỉ là ngụy trang cho việc nhập lậu các loại máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, thuộc danh mục cấm nhập khẩu", một cán bộ hải quan TP.HCM cho biết.
Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 vừa có thông báo tới các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hơn 300 container hàng hoá tồn đọng, đang lưu tại cảng Tân Cảng - Cát Lái. Tất cả số hàng này đã quá thời hạn 90 ngày chưa làm thủ tục hải quan.
Cụ thể, số liệu hàng hóa tồn đọng tại cảng Tân Cảng - Cát Lái tính đến thời điểm tháng 7/2019 lên đến 300 container (tương đương 547 teus) và 303 kiện hàng hoá khác.
Theo tìm hiểu của PV báo Người Đưa Tin, thời gian qua, nhiều container tồn đọng tại các cảng được xác định là rác phế liệu. Dù vậy để xử lý cũng không hề dễ dàng. Ví như, hải quan đã buộc các hãng tàu chở khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, các hãng tàu này lại không thể làm việc này vì cho rằng, không ai cho chở “rác” vào quốc gia của họ.
Tính đến thời điểm tháng 7/2019, đang có đến 300 container (tương đương 547 teus) và 303 kiện hàng hoá khác chưa có chủ nằm tại cảng Tân Cảng - Cát Lái.
Nguồn tin của PV cho thấy, phế liệu nhập khẩu chủ yếu gồm xe các loại, bo mạch điện tử, hàng điện máy - điện lạnh - điện gia dụng đã qua sử dụng nhưng thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Thế nhưng khi về đến Việt Nam, nó lại được sử dụng rất nhiều.
Điển hình như hàng điện tử điện lạnh - điện gia dụng, khi nhập khẩu về Việt Nam, nếu trót lọt sẽ được phân phối về các điểm - kho trung chuyển.
Số này tập trung nhiều ở các quận như: Thủ Đức, Bình Tân, 12, Hóc Môn… Từ đây, hàng hoặc sẽ để nguyên hoặc đã được “mông má”, vệ sinh… tiếp tục đi đến các điểm phân phối trên khắp địa bàn TP.HCM và các tỉnh thành lân cận.
Ví dụ như dọc Quốc lộ 1A (đoạn từ Thủ Đức ra tới Bình Tân), rất dễ dàng có thể bắt gặp được các điểm mua bán đồ điện tử - điện lạnh - điện gia dụng đã qua sử dụng với giá rất rẻ.
Ngoài phân phối cho các cửa hàng điện tử, chợ đồ cũ, làng nghề tái chế… thì nhiều trong số này cũng được “mông má” và đưa vào các trung tâm điện máy - điện lạnh - điện gia dụng và các siêu thị. Khi đó, nó lại trở thành hàng “hot” cho người có nhu cầu.
Nếu quá thời hạn thông báo, các tổ chức, cá nhân không đến làm thủ tục hải quan có liên quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 sẽ thực hiện xử lý các lô hàng này theo các quy định hiện hành.
Theo Tổng Cục Hải quan thì Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ là 3 quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu nhiều phế liệu nhất trong thời gian qua. Mặt hàng chủ yếu là nhựa, giấy phế vụn, sắt thép phế thải, điện máy - điện lạnh - điện gia dụng đã qua sử dụng… Chính vì lợi nhuận, nên nhiều tổ chức, cá nhân đã bất chấp để nhập khẩu.
“Nhiều đối tượng bất chấp các quy định của pháp luật để nhập khẩu mặt hàng này. Khi đó, họ sẽ khai báo hải quan là hàng mới 100% hoặc các mặt hàng khác như vải, thiết bị văn phòng, rổ nhựa... Nhưng, đó chỉ là ngụy trang cho việc nhập lậu các loại máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Thậm chí, có đơn vị nhập luôn cả hàng trăm động cơ ô tô đã qua sử dụng trong nhiều container về các cảng tại TP.HCM”, một cán bộ hải quan TP.HCM cho biết.
Với số hàng nêu trên, lãnh đạo chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 cho biết: “Thời hạn để người đến nhận hàng là 60 ngày kể từ ngày thông báo lần đầu. Đối với hàng hóa dễ hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại, hàng hóa còn hạn sử dụng dưới 60 ngày, thời hạn để người đến nhận hàng là 15 ngày”.
Cũng theo vị này, “nếu quá thời hạn trên, các tổ chức, cá nhân không đến làm thủ tục hải quan có liên quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 sẽ thực hiện xử lý các lô hàng này theo các quy định hiện hành”.
Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo khẩn gửi Cục Hải quan các tỉnh/TP, liên quan đến vấn đề phế liệu nhập khẩu dùng...