2013: Khủng hoảng lương thực toàn cầu?

Dự đoán năm 2013 sẽ là một năm khủng hoảng nghiêm trọng trên toàn cầu. Thực tế thì cuộc khủng hoảng đã “khởi động” từ lâu.

Khủng hoảng bắt nguồn từ điều kiện thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè năm nay. 80% khu vực trên nước Mỹ chịu ảnh hưởng từ hạn hán. Nga và Úc cũng rơi vào tình trạng tương tự.

2013: Khủng hoảng lương thực toàn cầu? - 1

Hạn hán đã tàn phá mùa màng, đặc biệt là những loại lương thực thiết yếu.

Hạn hán đã tàn phá mùa màng, đặc biệt là những loại lương thực thiết yếu. Sản lượng ngũ cốc được dự báo là sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1995. Chỉ trong tháng 7, giá ngô và lúa mỳ đã tăng 25% trong khi đó giá đậu tương tăng 17%.

Điều này sẽ khiến giá thực phẩm tăng theo. Đối với với người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển thì giá cả thực phẩm leo tháng chính là một gánh nặng, tuy nhiên đó là một gánh nặng có thể kiểm soát. Lý do là người Mỹ chi khoảng 10% trong tổng thu nhập sau thuế của họ vào việc mua sắm thức ăn hàng ngày. Theo khảo sát của Gallup thì hiện các gia đình Mỹ giảm 1/3 chi tiêu thực phẩm so với năm 1969.

Thế nhưng bước ra ngoài thế giới phát triển thì hoàn toàn khác. Giá thực phẩm trở thành yếu tố quan trọng nhất đối với đời sống kinh tế của con người. Tại các nước nghèo, thường thì mọi người sẽ tiêu đến một nửa thu nhập của mình vào những thực phẩm thiết yếu.

Khi giá cả ngũ cốc tăng vọt vào năm 2007, 2008, cuộc khủng hoảng bánh mỳ đã gây sốc cho 30 quốc gia trên thế giới đang phát triển, từ Haiti đến Bangladesh, theo Financial Times. Hạn hán ở Nga và năm 2010 đã buộc Nga phải đình chỉ việc xuất khẩu ngủ cốc vào năm đó và từ đó mùa xuân Ả Rập xuất hiện trên miền đất này.

Chính phủ Ai Cập đã cung cấp bánh mỳ bao cấp cho công chúng. Một đĩa bánh mỳ chỉ có giá một xu. Tuy nhiên vào cuối những năm 2000, chính quyền Mubarak nhận ra rằng họ không thể kham nổi khi giá cả ngũ cấp leo thang chóng mặt.

Dân số Ai Cập tăng gấp đôi từ 20 triệu năm 1950 đến 40 triệu năm 1980 và bây giờ là hơn 80 triệu, nước này đã trở thành quốc gia nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất trên thế giới. Giá tăng vào giai đoạn 2007-2010 đã vượt quá khoản dự phòng của chính phủ Mubarak. Bánh mỳ giá rẻ ngày nào đã mất hút ở các cửa hàng động nghĩa với sự bất mãn trong dân cư gia tăng.

Và liệu giá thực phẩm có tiếp tục leo thang? Trung Quốc là quốc gia bị tác động rất mạnh bởi lạm phát giá thực phẩm. Chỉ trong tháng 7 năm 2011, chi phí sinh hoạt tăng 6,5%. Lạm phát giảm từ năm 2012. Vào đầu năm, hi vọng mùa vụ ngũ cốc bội thu tại Hoa Kỳ năm 2012 đã thúc đẩy ngân hàng trung ương Trung Quốc nới lỏng tín dụng trong những tháng đầu mùa hè. Thế nhưng trước tình thế như hiện nay thì các quan chức Trung Quốc lại phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn tiếp theo.

Phong trào mùa xuân Ả Rập năm 2011 được ví như những cuộc cách mạng năm 1848. Những năm 40 đói khổ là khoảng thời gian mất mùa hoành hành khắp khu vực châu Âu. Người đói thường rất giận dữ và sự giận dữ của họ có thể khiến cho chính phủ sụp đổ.

Liệu năm 2013 để thế khiến bạo loạn xã hội xảy ra ở Brazil, biểu tình ở Trung Quốc và cách mạng ở Pakistan? Câu trả lời có thể được nhìn thấy trên các chỉ số giá tiêu dùng. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hung Ninh (VietNamNet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN