20 triệu chiếc khẩu trang 'đóng băng' vì... vướng cơ chế
Việc xuất khẩu khẩu trang của doanh nghiệp đang gặp khó do số lượng khẩu trang y tế dự trữ chưa mua đủ, còn thiếu 14 triệu chiếc.
Chiều 24-4, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp triển khai công tác trong giai đoạn mới phòng, chống dịch COVID-19. Về vấn đề xuất khẩu khẩu trang, ông Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết hiện đang tồn kho 20 triệu chiếc tại 20 doanh nghiệp. Trong khi đó, năng lực sản xuất hiện nay có thể đạt tới 11 triệu chiếc/ngày.
Về khẩu trang y tế, ông Hoài cũng khẳng định năng lực sản xuất sản phẩm này của doanh nghiệp rất lớn. Tuy nhiên việc xuất khẩu gặp khó khăn vì chưa mua đủ dự trữ.
"Trong 60 triệu chiếc dự trữ thì mới mua được 46 triệu chiếc, số còn lại chưa mua được dẫn đến việc xuất khẩu khẩu trang bị tắc. Do đó, cần phải nhanh gỡ khó để giải tỏa khó khăn cho doanh nghiệp" - ông Hoài nói.
Cục trưởng Cục Công nghiệp cho rằng, đối với số lượng khẩu trang y tế chưa mua đủ dự trữ, cần mua theo cơ chế đấu thầu để đảm bảo minh bạch. Sau khi mua đủ thì nên cho phép doanh nghiệp xuất khẩu không giới hạn.
Trước vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đề nghị Cục Xuất nhập khẩu nhanh chóng làm văn bản báo cáo kiến nghị gỡ khó trong xuất khẩu khẩu trang. Bao gồm cả khẩu trang y tế và khẩu trang vải.
Bộ trưởng cho biết, nhu cầu ở châu Âu, Mỹ đang rất lớn, trong khi năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam rất tốt. Do vậy không thể vì vướng mắc này mà làm đình trệ cơ hội của các doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ này, trong ba tháng đầu năm chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 5,8%. Tổng kim ngạch xuất khẩu quý I-2020 đạt 63,24 tỷ USD, tăng 4,43 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 59,49 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu 3,74 tỷ USD, cao hơn so với mức xuất siêu 1,46 tỷ USD của cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp, đánh giá, hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại trong ba tháng đầu năm có sự sụt giảm so với cùng kỳ những năm trước, song vẫn đạt mức rất tích cực trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Sang đến tháng 4, hoạt động sản xuất mới thực sự gặp khó khăn vì bí đầu ra do ảnh hưởng của dịch COVID-19, như các ngành dệt may, da giày, điện tử, thép... |
Mặc dù nhu cầu lớn song nguồn cung của lõi ngô lại ít và không có nhiều để bán.
Nguồn: [Link nguồn]