Một vài lưu ý quan trọng khi thi công nhà xưởng

Nói đến việc lựa chọn một nhà xưởng phù hợp còn tùy thuộc vào quy mô, phụ thuộc theo điều kiện tài chính từng doanh nghiệp, từng ngành nghề doanh nghiệp trong sản xuất. Với thời điểm hiện tại, để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hầu như không một doanh nghiệp nào lại không sử dụng nhà xưởng để phục vụ cho công việc kinh doanh của công ty mình được thuận lợi hơn. Cho nên việc chọn lựa một nhà xưởng phù hợp là rất quan trọng với doanh nghiệp. Bài viết ngày hôm nay sẽ chia sẻ một vài lưu ý khi thi công nhà xưởng.

Giải pháp xây nhà xưởng hiệu quả

Một vài lưu ý quan trọng khi thi công nhà xưởng - 1

Xây Nhà xưởng bê tông cốt thép

Sử dụng xà gỗ đen hoặc mạ kẽm dày 1,4 ly đến 2 ly để thiết kế mái nhà xưởng. Mái nhà xưởng được sử dụng tole màu mạ kẽm và dán tấm cách nhiệt nhằm chống nóng chống ồn.

Đơn vị xây dựng và thi công nhà xưởng từ móng, nền, cột, dầm đều bằng bê tông.

Tường bao bọc quanh nhà xưởng thì được xây bằng tường gạch có độ dày từ 10 – 20cm tùy theo sơ đồ thiết kế.

Xây dựng nhà xưởng kết cấu thép

Trừ nền móng được xây dựng bằng bê tông cốt thép rồi đặt bu lông định vị chờ dựng cột thép. Đơn vị xây dựng thi công nhà xưởng từ cột dầm đều bằng kèo thép.

Sử dụng xà gỗ đen hoặc mạ kẽm dày 1,4 đến 2 ly để thiết kế mái nhà xưởng. Mái nhà xưởng thì được xây dựng bằng tole màu mạ kẽm và dán tấm cách nhiệt nhằm chống nóng, chống ồn.

Tường gạch bao bọc xung quanh được xây dựng bằng gạch có độ dày từ 10 cm đến 20 cm chiều cao từ 2,2 m đến 2,8 m sau đó làm vách tôn theo yêu cầu thiết kế.

Xây nhà xưởng kết cấu thép đang là xu hướng xây dựng chung thời điểm hiện nay, và đang được nhiều chủ đầu tư tin tưởng lựa chọn để xây dựng nhà xưởng. Những ưu điểm khi xây nhà xưởng kết cấu thép:

- Độ bền vững và khả năng chịu lực cao: Độ bền cao là do cấu trúc thuần nhất của thép. Độ đàn hồi và dẻo của vật liệu thép gần sát nhất với các giả thiết tính toán. Do vật liệu thép có cường độ lớn, lớn nhất trong các vật liệu xây dựng nên kết cấu thép có khả năng chịu lực lớn. Tính kín: Vật liệu và liên kết cấu thép có tính kín không thấm nước, không thấm khí, nên thích hợp cho những công trình bể chứa chất lỏng, chất khí; điều này khó thực hiện đối với các vật liệu khác.

- Trọng lượng nhẹ: Kết cấu thép nhẹ nhất trong số các kết cấu chịu lực: Từ gỗ, đá, bê tông đều không nhẹ bằng.

- Tính cơ động trong vận chuyển, lắp ráp: Kết cấu thép dễ sửa chữa, thay thế, tháo gỡ, di chuyển. Do trọng lượng nhẹ, độ cứng lớn nên việc vận chuyển và lắp ráp kết cấu thép dễ dàng và nhanh chóng.

- Tốc độ thi công: Chọn thi công nhà xưởng thép tiền quý khách hàng sẽ có được một công trình chất lượng với thời gian hoàn thiện nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm: Top 10 Công ty tư vn thiết kế xây dng uy tín ti TP H Chí Minh

Phân loại nhà xưởng dựa vào độ cao và công năng

Nhà xưởng bao gồm các khối 1, 2, 3 để đặt máy móc nguyên liệu sản phẩm.

Tùy theo công năng sử dụng nhà xưởng mà có những thiết kế thi công cho phù hợp. Nhà xưởng có chiều cao từ 6m đến 8 m.

Thi công nhà xưởng chiều cao từ mặt sàn đến nóc từ 8 m đến 12 m.

Nhà xưởng bao gồm khối văn phòng ở phía trước, hoặc bên cạnh để tiện cho công việc vừa làm việc vừa sản xuất.

Những lưu ý quan trọng khác

Một vài lưu ý quan trọng khi thi công nhà xưởng - 2

Móng nhà xưởng

Công tác thi công móng rất quan trọng vì thế đơn vị thi công nhà xưởng cần phân tích đúng tính chất đất để cung cấp giải pháp thi công phù hợp nhất.

Phần móng nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và giá cả của công trình. Bất kể công trình xây dựng nào, phần móng cũng là phần quan trọng nhất. Nếu nhà xưởng nằm trên vùng đất cứng có cao độ cao so với cost nền xây dựng xưởng thì xây dựng không cần gia cố móng như ép cọc, đóng cừ tràm. Trong xây dựng nhà xưởng cũng vậy. Khi xây dựng thi công nhà xưởng điều quan trọng chú ý nhất là nền móng của công trình. Ngược lại nếu thi công nhà xưởng nằm trên vùng đất yếu, đất bùn thì việc gia cố rất quan trọng với việc xây dựng xưởng.

Nền nhà xưởng

Riêng phần nền nhà xưởng mà tùy theo công năng nhà xưởng, mà đơn vị thiết kế nhà xưởng có cách bố trí thép sàn nhà hợp lý.

Phần cột thép, kèo thép nhà xưởng phải thiết kế vừa phải tránh phân bổ thép thiếu và dư.

Tùy theo hoạt động sản xuất cũng như mục đích chủ đầu tư mà đơn vị thi công có thể tiến hành sơn epoxy trên bề mặt bê tông nhằm chống bám bụi, dễ lau chùi vệ sinh. Sau khi thi công nhà xưởng thì tiến hành xoa nền nhà xưởng.

Vì có nhiều nhà xưởng có những trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất có thể lên đến hàng chục tấn/ m2. Phần đổ bê tông cho nền nhà xưởng theo độ dày 10, 20 ,30 hay 50 cm là đều vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, tay nghề của thợ trong thi công nhà xưởng cũng rất quan trọng, quyết định một phần đến toàn bộ độ bền vững và nét thẩm mỹ của công trình.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thông tin để thi công nhà xưởng một cách tốt nhất. Các bạn có thể liên hệ Xây Dưng Nhân Đạt nếu cần tư vấn về việc xây dựng nhà xưởng:

Đ/C: 57 Yên Đỗ, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP.HCM, Việt Nam

Hotline: 096 731 6869

Website: xaydungnhandat.com.vn

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN