“Hồi sinh” quạt trần: thổi hồn không gian sống của gia đình Việt hiện đại

Có thể nói, trong những ngày tháng thiếu thốn vật chất, tình cảm gia đình bỗng được kết nối gần hơn chỉ bằng những vật dụng sinh hoạt đời thường như chiếc quạt trần. Để rồi khi cuộc sống hiện đại, những chiếc điều hòa không khí có khả năng làm mát lạnh vượt trội hơn nhưng cũng không thể thay thế quạt trần với vai trò kết nối.

Nét văn hóa sử dụng quạt trần trong đời sống xưa

Những năm đầu của thế  kỷ 19, quạt trần – một phát minh từ châu Âu được chính quyền bảo hộ Pháp  đưa vào Việt Nam chỉ được trang bị ở một số phòng làm việc của quan chức, phòng họp trong các cơ quan công quyền, sau trang bị thêm ở khách sạn Métropole, Nhà hát Lớn,… Hơn hai mươi ba mươi năm sau, khi các nhà máy điện lần lượt được hoàn thiện với chi phí phát điện rẻ hơn, quạt trần mới dần xuất hiện ở các hộ gia đình trung lưu Hà Nội, được xếp vào hàng xa xỉ phẩm bên cạnh tivi vỏ đỏ, đài caste,…

Phải đến những năm 1958, khi Xí nghiệp điện cơ Thống Nhất ra đời mới “bình dân hóa” các sản phẩm về quạt, nhưng cũng chỉ thường thấy ở những gia đình cán bộ trung, cao cấp. Kể ra mới thấy hết sự quý giá của một chiếc quạt trần thời bấy giờ, quý nhất là vào những ngày hè nắng nóng hay tiết thời nồm của Hà Nội.

Chính vì vừa quý, vừa hiếm nên ít ai bố trí quạt trần trong phòng cá nhân. Đa phần các gia đình có điều kiện sở hữu một chiếc quạt trần thường chọn những không gian chung, rộng như phòng khách, phòng bếp để lắp đặt. Khi khách tới nhà chơi, một chiếc quạt 3 cánh lớn ít nhiều thể hiện sự sung túc, dư giật tài chính của gia chủ..

Nhưng lý do chính cho sự bố trí của quạt trần ở không gian mở là để san sẻ làn gió mát cho tất cả thành viên trong gia đình vào những ngày hè. Bởi phòng khách, phòng bếp là nơi tụ họp nhiều nhất của các thành viên trong một ngày: lúc ăn cơm, khi xem vô tuyến, sinh hoạt chung,… Cũng vì vậy, nhiều người cùng chia sẻ ký ức chung về những trưa hè bên mâm cơm gia đình, giải nhiệt bằng bát canh chua đánh giấm và tận hưởng làn gió mát phát ra từ chiếc quạt trần đang đảo cánh đều, chạy hết công suất.

Gọi dậy một văn hóa xưa

Điều hòa nhiệt độ đang ngày càng phổ biến tại các hộ gia đình Việt nhưng ít ai biết rằng quạt trần bỗng chốc “lội ngược dòng”, khẳng định sức sống của riêng mình. Vốn dĩ, quạt trần không thể đáp ứng khả năng tạo không khí mát lạnh như điều hòa nhiệt độ. Ngược lại, điều hòa cũng không thể thay thế quạt trần trên phương diện vật trang trí và hơn hết là “sợi kết nối” các thành viên trong gia đình. Do đó, khi đời sống ngày càng nâng cao, điều hòa nhiệt độ được trang bị đầy đủ, các gia đình trung lưu Việt có xu hướng thiết kế thêm quạt trần như một cách lưu giữ văn hóa quây quần xưa, đặc biệt là trong bối cảnh kiến trúc hiện đại có chủ đích phân chia không gian chung – riêng.

Tuy nhiên, sự lựa chọn trên thị trường cho một chiếc quạt trần vừa đảm bảo công năng làm mát, vừa đáp ứng yếu tố thẩm mỹ không có nhiều. Đa phần thiết kế cồng kềnh, thô cứng và thiếu duy mỹ là nguyên nhân chính khiến các gia đình trẻ từ chối mua sắm quạt trần bởi e ngại phá vỡ phong cách nội thất chung của ngôi nhà.

Nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, Benny là một trong những thương hiệu Việt tiên phong trong nghiên cứu và phát triển các dòng quạt trần cao cấp, đáp ứng nhiều tiêu chí, hài hòa yếu tố truyền thống - hiện đại trong một sản phẩm.

Xét về công năng tạo gió, toàn bộ dòng quạt trần Benny đều sử dụng motor DC (motor điện một chiều) giúp máy vận hành với gia tốc mạnh mẽ, chuyển động êm ru, đồng thời tiết kiệm lên tới 40% so với motor thông thường. Điển hình như dòng quạt Amore Eterno chạy ở chế độ cấp 6, lưu lượng gió đạt 270m3 được đánh giá là là quạt trần mạnh nhất tại thị trường Việt Nam xét ở phương diện công suất tiêu thụ điện và sải cánh.

“Hồi sinh” quạt trần: thổi hồn không gian sống của gia đình Việt hiện đại - 1

Không chỉ tạo gió mạnh mẽ, sải cánh lớn, quạt trần Benny còn có sức hút về mặt kiểu dáng. Mỗi chiếc quạt đều ẩn chứa những câu chuyện để kể: những đường thiết kế uốn lượn của chiếc Romantico 5 cánh mang dáng dấp của một tinh thần Ý lãng mạn, Marreli đơn sắc và cổ điển sống dậy cả một thú vui chơi quạt trần cổ tao nhã của người Hà Thành hay dáng hình hài hòa của Amore Eterno chinh phục người chơi đồ phong thủy,…

Tuy khác nhau về tinh thần nhưng các dòng quạt trần đều hướng tới thiết kế tối giản, màu sắc trang nhã, phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc được ưa chuộng hiện nay như: Tân cổ điển, Scandinavian (Bắc Âu), Retro (hoài cổ)… Nhận thấy phong cách Minimalsim (tối giản) đang được nhiều gia đình trẻ Việt theo đuổi, Benny cũng chính thức giới thiệu ra thị trường mùa hè 2020 dòng quạt không cánh Benny Frienze, thiết kế độc đáo giấu gọn cánh quạt trong một chiếc đèn trang trí nhỏ.

Ngoài ra các dòng quạt trần Benny đều được khéo léo tích hợp thêm đèn nghệ thuật. Khi bước vào không gian thoáng đãng, gió tạo mát tự nhiên và ánh sáng dịu nhẹ, cơn oi bức của mùa hè như được xua tan, những căng thẳng được giải tỏa và chữa lành.

Có thể thấy, thị trường quạt trần không quá đột phá nhưng luôn sôi động và giữ vững được vị trí của riêng mình. Bởi lẽ, dù cuộc sống có phát triển không ngừng, mỗi không gian sống luôn cần một vật kết nối, giúp các thành viên cảm thấy tươi mát, bình yên để trở về.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN