Cà phê Việt Nam: Giải pháp vượt qua “hàng rào” EUDR

Yêu cầu truy xuất nguồn gốc theo Quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR) đặt ra thách thức chưa từng có với Việt Nam, quốc gia xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới nhưng chủ yếu dựa vào hộ canh tác nhỏ.

“Hàng rào” mới cho cà phê vào EU

Kể từ 30/12/2024, một số mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) đứng trước một “hàng rào” mới – Quy định chống phá rừng của EU. Quy định yêu cầu các cá nhân, tổ chức và thương nhân xuất nhập khẩu nông sản phải thẩm định sản phẩm có nguồn gốc từ phá rừng hay không. Các loại nông sản gồm dầu cọ, đậu nành, gỗ, gia súc, ca cao, cà phê, cao su và một số sản phẩm có nguồn gốc từ các hàng hóa trên.

Đây là thách thức chưa từng thấy với ngành nông nghiệp, nhất là khi quy định sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 12/2024. Tuy nhiên, hiện nay, trên các diện tích đó, nhiều loại cây trồng, trong đó có cà phê đã được canh tác và cho thu hoạch, khiến thời gian thực hiện các giải pháp rất ngắn.

Ảnh 1: Thu hoạch cà phê ở Gia Lai. Ảnh: Nguyen Quang Ngoc Tonkin/ Shutterstock.

Ảnh 1: Thu hoạch cà phê ở Gia Lai. Ảnh: Nguyen Quang Ngoc Tonkin/ Shutterstock.

Mặc dù Việt Nam được ghi nhận là quốc gia sản xuất cà phê bền vững hàng đầu thế giới, nhưng chứng nhận sản xuất bền vững vẫn còn chưa đủ. EUDR đang đặt ra nhiều yêu cầu hơn.

Trong khi đó, để truy xuất, thẩm định được nguồn gốc cà phê xuất khẩu đi EU, các nông hộ cần phải lập bản đồ ranh giới mảnh đất. Việc lập bản đồ đòi hỏi phải thu thập dữ liệu GPS cho từng vườn, sau đó đối chiếu dữ liệu GPS với các bản đồ mô tả độ che phủ rừng tính đến ngày 31/12/2020 để chứng minh cà phê không canh tác trên khoảnh đất bị phá rừng. Ngoài tọa độ GPS, mỗi container cà phê xuất vào EU đều phải có thông tin truy xuất nguồn gốc chứng minh rằng không canh tác trên đất bị chặt phá rừng.

Giải pháp phá giải nút thắt

Đặc trưng của canh tác cà phê ở Việt Nam là phụ thuộc vào các nông hộ nhỏ, với quy mô trang trại trung bình chỉ khoảng 1 ha. Thương lái sẽ thu gom từ nhiều nguồn. Điều đáng quan ngại, không ai trong chuỗi buôn bán, từ thương lái đến nông dân có thói quen số hóa hồ sơ và thực hiện quy trình truy xuất nguồn gốc. Trong khi đó, yêu cầu từ EUDR đã khá rõ.

Trước muôn vàn thách thức, Enveritas cho biết đã có giải pháp khả thi phá giải nút thắt. Bởi từ năm 2023, tổ chức này đã tiến hành nghiên cứu các phương pháp phát hiện các lô đất có nguồn gốc phá rừng nhằm đáp ứng yêu cầu. Họ đã chụp ảnh vệ tinh toàn bộ các khu vực trồng cà phê, đối chiếu với dữ liệu về độ che phủ rừng đến 2020 và đã xây dựng được hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất cũng như tình trạng phá rừng. Nhờ sử dụng công nghệ mạng neuron thần kinh nhân tạo tiên tiến nên đã phân loại được vùng trồng, xây đựng được bản đồ cho cây cà phê, ca cao, cao su và cọ dầu nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào Châu Âu.

Trong khi các hệ thống thông thường thường dựa vào độ phân giải 30m hoặc 10m thì Enveritas sử dụng hình ảnh có độ phân giải tốt tới 0,5m giúp tăng cường độ chính xác

Trong khi các hệ thống thông thường thường dựa vào độ phân giải 30m hoặc 10m thì Enveritas sử dụng hình ảnh có độ phân giải tốt tới 0,5m giúp tăng cường độ chính xác

Bên cạnh đó, Enveritas còn sử dụng mô hình máy học được đào tạo bằng dữ liệu bản đồ, tọa độ GPS và đa giác mà tổ chức thu thập được trong quá trình xác minh thực tế hằng năm, với sự tư vấn chặt chẽ của các chuyên gia lâm nghiệp và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phát hiện cây trồng. Nhờ có tính đến các yếu tố môi trường nên độ chính xác cao, có thể phân biệt chính xác ranh giới trồng cà phê. Những trường hợp hình ảnh cây trồng khó phát hiện, Enveritas tiến hành kiểm tra thực địa.

Giải pháp của Enveritas giúp nhận diện hiện trạng chính xác hơn. Trong hình một lô đất bị xác minh nhầm là phá rừng từ ảnh vệ tinh, thực ra là một hoạt động canh tác cà phê – tái canh. Nguồn: Enveritas

Giải pháp của Enveritas giúp nhận diện hiện trạng chính xác hơn. Trong hình một lô đất bị xác minh nhầm là phá rừng từ ảnh vệ tinh, thực ra là một hoạt động canh tác cà phê – tái canh. Nguồn: Enveritas

Nhờ hình ảnh phân giải cao, bản đồ chính xác hơn nên Enveritas phân lập được diện tích phá rừng chính xác hơn các cách phân loại khác hiện nay, điều này giúp nông hộ trồng cà phê không bị phạt oan.

Enveritas là một tổ chức phi lợi nhuận vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong ngành cà phê toàn cầu. Hằng năm Enveritas thu thập dữ liệu về tính bền vững trong chuỗi cung ứng nông nghiệp, đặc biệt là cà phê và ca cao ở hơn 25 nước trên toàn thế giới, từ đó đề xuất các chương trình, dự án cải thiện tính bền vững trong nông nghiệp. Enveritas được thành lập vào năm 2016 và có trụ sở chính tại Mỹ, văn phòng đại diện khu vực châu Á đặt ở Jakarta.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN