Trận đấu nổi bật

katerina-vs-iga
Australian Open
Katerina Siniakova
0
Iga Swiatek
2
belinda-vs-jelena
Australian Open
Belinda Bencic
2
Jelena Ostapenko
0
jannik-vs-nicolas
Australian Open
Jannik Sinner
3
Nicolas Jarry
0
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
2
Aleksandar Vukic
3
francesco-vs-grigor
Australian Open
Francesco Passaro
1
Grigor Dimitrov
0
jacob-vs-nick
Australian Open
Jacob Fearnley
3
Nick Kyrgios
0
alexander-vs-carlos
Australian Open
Alexander Shevchenko
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-nishesh
Australian Open
Novak Djokovic
3
Nishesh Basavareddy
1
naomi-vs-caroline
Australian Open
Naomi Osaka
2
Caroline Garcia
1

Zverev mơ đỉnh cao tennis: Từ HCV Olympic đến hy vọng Grand Slam

Zverev là tay vợt thứ tư kể từ khi quần vợt trở lại với Olympic giành HCV mà không, hoặc chưa vô địch Grand Slam.

  

Video Zverev vô địch Olympic Tokyo 2020:

Mới có tám tay vợt giành được HCV nội dung đơn nam quần vợt kể từ khi nó được đưa trở lại như một môn thi đấu chính thức từ 1988.

Tỉ lệ 50% như vậy là chưa đủ để nói rằng tương lai ở các giải Grand Slam sẽ xán lạn với Zverev, một trong những ngôi sao từng được kỳ vọng nhiều nhất của thế hệ Next Gen đời đầu.

Nhưng việc anh chạm tới đỉnh vinh quang, hiện thực hoá niềm mơ ước của bao người khi Zverev đang tuổi 24 lại là sự khẳng định tennis ở Olympics phù hợp cho những cuộc phiêu lưu của tuổi trẻ.

Zverev khóc nức nở sau khi hạ Djokovic ở bán kết trên con đường giành HCV Olympic Tokyo

Zverev khóc nức nở sau khi hạ Djokovic ở bán kết trên con đường giành HCV Olympic Tokyo

Agassi, Kafelnikov và Murray là ba tay vợt vươn tới đỉnh cao Olympia lần đầu tiên (mảnh đất khởi nguồn của Thế vận hội) khi họ đã vượt qua tuổi 24 của Zverev, lần lượt là 26, 26 và 25. Murray là người duy nhất hai lần giành HCV, và lần thứ hai của anh đến khi 29 tuổi.

Số các tay vợt còn lại, từ những người không được nhớ tới một cách rộng rãi như Miroslav Mecir, Marc Rosset, Nicolas Massu cho tới Rafael Nadal xuất chúng, họ đều trẻ như Zverev khi giành được chiến thắng cho bản thân và mang vinh quang về cho đất nước.

Thật không dễ lý giải tại sao lại có nhiều tay vợt vĩ đại chưa, hoặc không thể giành HCV Olympics, như Pete Sampras (vòng 3, Olympics 1992), Federer (HCB Olympics 2012), hay Djokovic (bán kết Olympics 2020). Chỉ Sampras không thực sự khát khao, còn những mong ước của Federer và Djokovic đều được cả hai chia sẻ như những mục tiêu lớn của sự nghiệp. 

Không phải là họ chỉ muốn khi đã no đủ các danh hiệu ở Grand Slam. Họ đã đi kiếm tìm nó khi còn đang sưu tập những chức vô địch đầu tiên. Thậm chí, những thất bại ở Olympics còn như một sự ám ảnh.  

Không chỉ vì tennis hiện đại khai sinh ra thuật ngữ Golden Slam để định vị cho những ai vô địch đủ 4 giải Grand Slam và Olympics. Với những người chơi thể thao nghiệp dư và chuyên nghiệp, mấy ai không mơ ước được trải nghiệm, được chiến thắng, được đứng dưới lá cờ Tổ quốc kéo lên và nhận lấy tấm huy chương khi quốc ca vừa dứt ở đại hội thể thao lớn nhất.  

Vì thế, dù cho tấm HCV Olympics chỉ là một “chỉ số phụ” khi xét về tầm vóc sự nghiệp của những VĐV tennis vĩ đại nhất mọi thời đại ( suốt từ 1924 đến 1984 không chính thức thi đấu tennis ở Olympics), nó vẫn có thể là một bàn đạp cho sự nghiệp sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ cao cả gánh vác nhiệm vụ đất nước, kỳ vọng dân tộc.

* Con đường Andy Murray cho Zverev?

Đánh giá về năm tháng đầu tiên của Zverev, tổng kết lại bảy sự nghiệp của chủ nhân các tấm HCV Olympics, câu hỏi đầu tiên là liệu Zverev có bước đi trên con đường vinh quang như Andy Murray đã từng trải qua năm 2012: Vô địch Grand Slam sau khi đã giành vàng ở Olympics? 

Cuộc đời của Andy Murray và Zverev ít ra cũng có những điểm tương đồng sẵn rồi. Người ta nói khi Murray thất bại anh là người Scotland, còn khi anh chiến thắng, Murray được tôn vinh như một người Anh, hay nói chính xác hơn, đại diện của Vương quốc Anh.  

Scotland “độc lập” với Anh trên rất nhiều lĩnh vực và môn thể thao, nhưng mỗi kỳ Olympics họ lại đứng dưới một lá cờ. Nó thống nhất hơn so với Bắc Ailen cho phép các VĐV được tự do lựa chọn màu cờ sắc áo, hoặc là thi đấu cho Vương quốc Anh, hoặc thi đấu cho đất nước của họ (như gôn thủ Rory McIlroy).

Zverev sinh ra ở Đức trong một gia đình người Nga nhập cư, để rồi ở kỳ Olympics đầu tiên của mình, Zverev đại diện cho nước Đức, mang về vinh quang cho mảnh đất đã dành cho họ những cơ hội tốt nhất để phát triển sự nghiệp. 

Zverev từ lúc xuất hiện trên đấu trường ATP Tour cách nay 5 năm đã không cho thấy anh giống lắm với Boris Becker, hay Tommy Haas.

Sự thiếu ổn định về mặt tâm lý của Zverev có vẻ Nga hơn. Thậm chí sự kiêu ngạo của lẫn sự nóng giận bất chợt của Zverev gợi nhớ tới Marat Safin dù cho Safin đã giành được hai Grand Slam ngay trong giai đoạn thế giới tennis những năm đầu 2000 ngập tràn những ngôi sao sáng và những ngôi sao đang lên. 

Còn thần tượng của Zverev là Federer như tay vợt trẻ thú nhận, họ chẳng có vẻ gì giống nhau cả. Federer có chăng chỉ là niềm cảm hứng khi bắt đầu cầm vợt, và vẽ nên những mơ ước thành công sau này khi sớm đón nhận những thành tích ở tuổi thiếu niên.

HCV Olympic sẽ là bước ngoặt trong sự nghiệp của Zverev?

HCV Olympic sẽ là bước ngoặt trong sự nghiệp của Zverev?

* Người lãng phí tài năng nhất của thế hệ Next Gen?

17 tuổi, Zverev vô địch trẻ Australian Open. Một năm sau, Zverev giành 2 danh hiệu ATP. Thêm hai năm nữa, Zverev trở thành tay vợt trẻ nhất sau Djokovic lọt vào Top 20 thế giới.

Đó là những sự minh chứng cho tiềm năng, rồi tài năng, của Zevrev. Thế giới đã phải thốt lên khi xem Zverev 19 tuổi đánh bại Federer ở bán kết Halle trên mặt sân cỏ, rằng đây là số 1 tương lai.

Rồi sau đó? Zverev giành 4 Masters 1000, là tay vợt duy nhất sinh sau năm 1987 trở về đây đạt được thành tích đó.

Chưa hết, Zverev vô địch ATP Tour Finals 2018 – một danh hiệu mà nhiều tay vợt lớn chưa từng giành (như Nadal). Zverev còn vào tới chung kết Grand Slam (US Open 2020, thua Dominic Thiem), và như đã nói, giành HCV Olympics (hơn Djokovic).

Như thế là một sự trưởng thành, là từ tiềm năng đã phát huy tối đa khả năng năng, đã tận dụng được những cơ hội đáng kể nhất của sự nghiệp đã bắt đầu mở ra khi thế giới tennis định hình nên các thế hệ, với tập hợp các tay vợt trẻ được gọi là Next Gen khi thế hệ được dẫn dắt bởi BIG3 có những lúc tưởng đã chuẩn bị nhường sân khấu?

Zverev là tay vợt gần như toàn diện, đầy đủ các cú quả, chơi đều trên các mặt sân, từ sân cứng tới đất nện, chỉ phần nào đuối hơn trên mặt sân cỏ.

Mạnh nhất của Zverev là giao bóng 1, là đôi công ở cuối sân, và nếu có hạn chế nào đó, thì đó là cú giao bóng hai.

“Kho vũ khí” này là nhỉnh hơn so với những tay vợt Next Gen khác, như Medvedev, Khachanov, Shapovalov, Rublev, Taylor Fritz, De Minaur, giàu thể chất hơn Tsitsipas, và hơn cả những người xuất hiện sớm hơn như Kyrgios.

* Chờ đợi một Zverev đổi thay

Một Zverev gần như hoàn thiện ấy trên thực tế chỉ xuất hiện từ giữa set thứ hai trong trận bán kết với Djokovic ở Olympic Tokyo.

Khi thua set 1, và bị bẻ game sớm trong set thứ hai, Zverev chơi vô hồn, bế tắc và có dấu hiệu nản chí nhanh sau khi mắc những lỗi dễ dàng và Djokovic quá xuất sắc.

Nhưng đột nhiên cơ hội hiện ra, và Zverev đột nhiên chơi xuất sắc với mọi kỹ năng hay nhất được phô diễn, làm nên một cuộc lật đổ ngoạn mục.

Không thể phát huy tốt nhất khả năng của mình, thiếu ổn định, điểm yếu về tâm lý bộc lộ khi sức ép gia tăng cũng là những hạn chế rất lớn của Andy Murray thời điểm trước khi giành HCV Olympics. 

Nó cũng là một trong những điểm yếu chung của nhiều tay vợt đến với tennis, được huấn luyện và trưởng thành dưới sự bàn tay của cha mẹ.

Andy Murray chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ người mẹ của anh, bà Judy Murray – một HLV và chủ một trung tâm quần vợt ở London.

Zverev thừa nhận, cú trái hai tay của anh là bản copy tuyệt đối từ cú trái hai tay của mẹ anh. Và dẫn dắt Zverev những năm tháng đầu tiên rồi gần đây là cha anh.

Đó có thể là một phần lý do khi Zverev tìm tới Ivan Lendl, mong HLV huyền thoại giúp anh phát huy tối đa các phẩm chất, vươn lên tới những đỉnh cao.

Lendl gắn bó với Murray trong giai đoạn vàng son nhất. Lendl đã ở bên Zverev khi tay vợt trẻ giành được danh hiệu ATP Finals năm 2018 trước khi họ chia tay nhau vì cả hai đánh mất sự tập trung trong những giai đoạn tập luyện trước mùa giải.

Một trong những chìa khoá thành công của Murray là khắc phục được điểm yếu về mặt tâm lý, rũ bỏ những sức ép để từ đó vươn lên.

Hoàn thành bổn phận cho quốc gia, mang vinh quang cho Tổ quốc biết đâu cũng sẽ làm Zverev lột xác.  

Danh sách HCV từ Olympic 1988

Zverev mơ đỉnh cao tennis: Từ HCV Olympic đến hy vọng Grand Slam - 3

Video tennis Zverev - Khachanov: Chóng vánh 2 set, kỳ tích lịch sử (Chung kết Olympic)

(Video tennis A.Zverev - Khachanov, chung kết Olympic Tokyo 2021) Trận chung kết đơn nam môn quần vợt tại Olympic Tokyo 2021 chỉ diễn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Alexander Zverev Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN