Trận đấu nổi bật

paula-vs-marta
Australian Open
Paula Badosa
2
Marta Kostyuk
1
roberto-vs-tommy
Australian Open
Roberto Carballes Baena
0
Tommy Paul
3
magdalena-vs-mirra
Australian Open
Magdalena Frech
1
Mirra Andreeva
1
jacob-vs-alexander
Australian Open
Jacob Fearnley
0
Alexander Zverev
2
nuno-vs-carlos
Australian Open
Nuno Borges
1
Carlos Alcaraz
2
naomi-vs-belinda
Australian Open
Naomi Osaka
-
Belinda Bencic
-
novak-vs-tomas
Australian Open
Novak Djokovic
-
Tomas Machac
-
olga-vs-jessica
Australian Open
Olga Danilovic
-
Jessica Pegula
-

Yêu hay ghét Djokovic, công bằng hay bất công

Djokovic không được đề cử cho giải Tinh thần thể thao của ATP tạo nên sự tranh cãi với người hâm mộ tennis trên khắp thế giới.

Nhưng hai năm liền theo dõi Dimitrov ở Citi Open (một giải ATP 500 ở Washington) thì đây quả là tay vợt rất tuyệt không chỉ trên sân đấu mà cả những hoạt động bên lề. Dimitrov bung hết sức để “cõng” đàn anh Michael Llodra khi đánh đôi, trợ giúp cho Tim Smycezk – một tay vợt ít tên tuổi trong quá trình hồi phục sau tập luyện.

Kết quả là Dimitrov nằm trong số bốn đề cử cho giải Tinh thần Thể thao năm 2014, năm mà anh cũng có những bước tiến đáng kể về mặt chuyên môn, lọt vào TOP 10 ATP.

Yêu hay ghét Djokovic, công bằng hay bất công - 1

Có nhiều lý do khiến Nole không nhận được nhiều thiện cảm

Tại sao Djokovic có nhiều “kẻ thù”?

Đó là hậu trường, là những điều mà người hâm mộ số đông khó được thấy so với những hành vi trên sân đấu được ghi lại và phân tích bởi cả chục máy ghi hình và truyền trực tiếp đi khắp thế giới.

Những tranh cãi với các trọng tài, những lần bị cáo buộc giả chấn thương, những hành vi nóng nảy với các nhân viên trên sân (như quát một cô bé nhặt bóng tới sợ phát khóc), những số lần đập vợt của bất cứ tay vợt nào đều là điều mà mọi người có thể thấy. ATP hơn ai hết rõ nhất những việc đó và nó là vài trong số những tiêu chí để sàng lọc và gút danh sách đề cử.

Vì thế, thật khó để nói khác rằng Djokovic không được đề cử như Federer, Nadal, Anderson, Ferrer trong năm 2015 là một quyết định chính xác. Còn các năm trước nữa như 2011, 2012 và 2014 tại sao anh không thắng giải thì chúng ta cũng có thể tự thống kê và có câu trả lời của riêng mình.

Nhưng vấn đề xứng đáng hay không của Djokovic trong thế giới tennis không chỉ nằm ở cái giải thưởng Tinh thần Thể thao, mà còn ở tình cảm của người hâm mộ.

Ở góc độ này thì nếu không nói là bất công thì Djokovic cũng có một thiệt thòi, là xuất phát điểm. Nếu như nói rằng tình cảm của người hâm mộ tennis như một chiếc bánh thì Federer và Nadal đã chiếm gần hết. Federer với những thành công từ năm 2003 cùng thứ tennis nghệ thuật là người cắt bánh trước và có phần lớn hơn.

Nadal nỗ lực giành lấy phần bánh còn lại nhờ ý chí bền bỉ, tinh thần chiến đấu không mệt mỏi và những ai chán xem Federer thắng hết giải này tới giải khác đã xoay chuyển sau khi Nadal tạo nên cuộc lật đổ kỳ vĩ nhất lịch sử tennis khi thắng Federer ở chung kết Wimbledon 2008.

Djokovic vì thế tạo dựng được thế cực thứ ba, dù chưa thể cân bằng làm kiềng ba chân, nhưng cũng là một nỗ lực phi thường. Trong khi các chiến thắng liên tiếp, những bộ động tác chuẩn mực giúp anh có những fan hâm mộ bao gồm cả những thế hệ hâm mộ mới, thì những lần đánh bại Nadal và Federer khiến anh trở thành kẻ đáng ghét trong mắt những người hâm mộ hai huyền thoại nói trên.

Sự yêu ghét như thế có lẽ sẽ vẫn cứ mãi song hành với Djokovic, dù cho có ai đó ra sức thuyết phục giúp anh rằng, tình yêu giúp bạn gắn bó với tennis, nhưng sự cay cú thắng thua với thần tượng của mình sẽ khiến cho bạn không thể thưởng thức hết vẻ đẹp đa diện và phong phú của môn thể thao này.   

Video Nole vô địch Thượng Hải Masters:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN